30 NGÀY NHẬT KÝ NGUYÊN TẮC THÀNH CÔNG
Ngày 03:
Chấp Nhận Thực Tế Và Sẵn Sàng Giải Quyết!
Bill Gates có câu nói nổi tiếng: “Cuộc sống là bất công. Hãy tập làm quen với nó đi!”
Dù thích hay không cuộc sống luôn có khó khăn, thử thách. Vì đơn giản, nó là một phần của cuộc sống mà. Thay vì ngồi đó và than thở: “Tại sao tôi là gặp chuyện này, chuyện kia” hay “Ước gì chuyện này không xảy ra cho tôi” – thì cũng chẳng giải quyết gì: khó khăn, thử thách vẫn tồn tại và sẽ tồn tại.
Tôi đã có lần đọc được đâu đó về một người nổi tiếng – liên quan đến thái độ chào đón thử thách thay vì phàn nàn khó khăn, thách thức. Thay vì nói “Why me?” thì ông lại nói: “Try me!”
"Trong đời người mỗi người trong chúng ta sẽ gặp phải nhiều chuyện đòi hỏi chúng ta phải quyết định. Chất lượng của quyết định sẽ QUYẾT ĐỊNH chất lượng cuộc sống chúng ta.”
- Ray Dalio
Một nguyên tắc (mang tính căn bản) theo Ray là CHẤP NHẬN THỰC TẾ VÀ SẴN SÀNG GIẢI QUYẾT!
Chính xác Ray dùng chữ Embrace (Chào đón, hay chấp nhận một cách chủ động) – tôi chưa thấy có chữ tiếng Việt nào nó sát được nghĩa của tiếng Anh (nên thôi tạm dịch là “chấp nhận”) nhưng bạn nên hiểu là “chào đón”!
“Trong đời người mỗi người trong chúng ta sẽ gặp phải nhiều chuyện đòi hỏi chúng ta phải quyết định. Chất lượng của quyết định sẽ QUYẾT ĐỊNH chất lượng của cuộc sống chúng ta.”
“Quyết định đúng sẽ tưởng thưởng cho bạn bằng kết quả mong đợi và quyết định sai ảnh sẽ làm bạn thiệt hại.”
Tôi thường không nhớ nhiều đến những lần quyết định sai, thất bại. Nếu có nhớ tôi không dùng nó để làm cho sợ để rồi nản chí không dám làm gì nữa theo kiểu “Chim sợ cành cong”. Hoặc “Nói rồi, lần tới đừng làm nữa!” Như thế sẽ làm bạn nản chí không dám bước tiếp.
“Nếu là người thông minh, những chuyện gặp phải sẽ dạy bạn thực tế được vận động như thế nào và sẽ cho bạn NGUYÊN TẮC (tự đúc kết) để xử lý rốt ráo những chuyện tương tự trong tương lai”
Thực tế xảy ra (liên quan đến việc bạn ra quyết định) luôn lặp đi lặp lại. Và như Ray nói nếu là người để ý (thông minh) bạn sẽ quan sát, đánh giá và rút ra kết luận – đó là những NGUYÊN TẮC để giải quyết những vấn đề, tình huống tương tự sắp tới.
“Tôi không bắt đầu với những NGUYÊN TẮC của mình. Tôi đúc kết nó trong suốt cuộc đời chủ yếu là từ những thất bại và tự nghiền ngẫm.”
Ray nói đi nói lại nhiều lần rằng mỗi người nên tự tạo cho mình những nguyên tắc. Vì nó sẽ phù hợp với những giá trị mà bạn đeo đuổi. Tuy nhiên khi ông chia sẻ những NGUYÊN TẮC (mà ông đúc kết) là muốn các bạn xem xét, chọn cho mình những nguyên tắc (của ông) phù hợp nhất với những giá trị mà bạn đeo đuổi.
Tất nhiên có những NGUYÊN TẮC thuộc loại CĂN BẢN. Muốn đạt được mục tiêu, bạn phải theo và vận dụng.
Quay lại chuyện ra quyết định sai. “Thất bại là mẹ thành công!” Câu này rất đúng vì 2 lẽ. Khi người thất bại (dù nhiều lần) sẽ là người dám làm, dám đeo đuổi (can đảm). Kế đến nếu thất bại mà ta tự nghiền ngẫm tại sao thất bại, làm thế nào để tránh cho lần tới. Và nếu là người để ý (thông minh như Ray viết) – thì họ sẽ tự tìm ra được những NGUYÊN TẮC cho riêng mình.
“Câu đố (của trò xếp hình) là: Lần tới khi gặp phải ta sẽ xử lý chuyện này như thế nào? Và viên ngọc quý tôi nhận được nhờ giải quyết thành công sẽ là (tìm ra) NGUYÊN TẮC giúp giải quyết những vấn đề, tình huống tương tự trong tương lai.”
“Khi còn nhỏ tôi luôn chạy theo những cái mình muốn… té, đứng dậy, chạy tiếp và lại đo đường nữa!”
Nên bạn cứ chạy, cứ thử, cứ làm và cứ cho phép mình thất bại. Đặc biệt nếu có con bạn hãy để cho chúng thử. Cứ để chúng té. Thực tế sẽ dạy cho chúng. Và nếu còn trẻ bạn cứ mặc sức thử. Vì bạn có nhiều cơ hội để sửa sai. Và đừng sợ lãng phí, đừng sợ vô ích!
“Mỗi lần té như vậy tôi học được điều gì đó… Cảm thấy tự tin hơn… và té ít hơn…”
“Và cứ té đi té lại như vậy nhiều lần tôi bắt đầu yêu thích chuyện té ngã này. Mà té cũng là một không phần thể tách rời.” Nghe cũng hơi buồn cười nhỉ? Nhưng quả là, bạn học được gì khi bị té? Tác giả đã tìm ra những NGUYÊN TẮC khi bị té nhiều lần như vậy.
“Tôi cũng học được cách nhìn vấn đề (cần giải quyết) như là trò chơi xếp hình. Nếu giải được coi như là tìm ra viên ngọc quý.”
“Câu đố (của trò xếp hình) là: Lần tới khi gặp phải ta sẽ xử lý chuyện này như thế nào? Và viên ngọc quý tôi nhận được nhờ giải quyết thành công sẽ là (tìm ra) NGUYÊN TẮC giúp giải quyết những vấn đề, tình huống tương tự trong tương lai.”
“Đó là cách mà tôi đúc kết NGUYÊN TẮC. Tôi thường viết ra giấy và điều chỉnh nó dần dần.” Đây cũng là đề nghị mà Ray lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuốn sách. Chỉ khi nào bạn viết ra, chiêm nghiệm thì bạn mới sẵn sàng xử lý những tình huống tương tự trong tương lai. Ngay cả bạn áp dụng nguyên tắc của Ray thì bạn cũng nên viết ra để thử nghiệm, để rồi quyết định có nên chọn hay không. Hoặc có nên điều chỉnh gì không.
Rõ ràng sai lầm, thất bại không phải là vấn đề gì lớn lao. Vấn đề là bạn đừng để phải lặp lại sai lầm như vậy trong tương lai. Nghĩa là bạn sẽ phải nghĩ: “Tôi học được gì từ quyết định sai này, thất bại này?”, “Làm gì để lần tới nó không xảy ra nữa?” Và “Nếu lần tới nó xảy ra thì tôi sẽ làm gì?
Tôi có một đồng nghiệp cùng làm trong công ty thức uống cách đây nhiều năm. Doanh số lúc tung do DKSH phân phối thấp hơn nhiều so với kỳ vọng (nếu không muốn nói là thất bại)! Mà trước đó tôi đã nói đi nói lại là phải sát cánh với Team DKSH để bảo đảm mục tiêu đề ra. Cuối cùng là kết quả quá tệ. Nhưng điều đáng nói nhất, bạn đồng nghiệp này lại nói: “Để em qua bên đó quạt tụi nó!”
Rõ ràng là bạn này đã không học được gì từ thất bại – làm sao để lần tới nó không xảy ra nữa. Đơn giản nghĩ rằng, “quạt” bên đó (DKSH) coi như là giải quyết xong vấn đề (nghĩa là doanh số sẽ tăng lại?). Tôi cuộc, lần tới những chuyện tương tự như thế này sẽ tiếp tục xảy ra (với bạn này và với công ty mà bạn này làm!).
Và quá trình “té” đã giúp cho Ray thêm 1 NGUYÊN TẮC (mang tính căn bản nhất) – đó là: KHI RA QUYẾT ĐỊNH BẠN CẦN BIẾT ĐIỀU GÌ LÀ THẬT SỰ CỐT LÕI NHẤT.
Trong phiên bản sách “giải trí” Ray không đi giải thích rõ về nguyên tắc này. Trong phiên bản sách 600 trang, thì tác giả dành hẳn 1 chương hơn 30 trang “Học cách ra quyết định hiệu quả”. Tôi sẽ quay lại đề tài này sau.
Điều tôi nghiệm ra được từ nguyên tắc này – đó là, bạn tạo ra hoặc chọn những nguyên tắc (của Ray) để nó giúp bạn ra quyết định hiệu quả và nhanh. Theo (Nguyên tắc) Ray, bạn cần phải xác định đâu là điều (giá trị) quan trọng nhất (khi bạn ra quyết định).
Thí dụ như gia đình tôi. Một gia đình người Bắc di cư 1954. Lao động chăm chỉ và học vấn là những giá trị ba mẹ tôi thực hành và ưu tiên, mặc dù cả hai người chưa tốt nghiệp cấp 2. Hai giá trị này cũng dễ hiểu cho những người nhập cư (như bây giờ gọi vậy): Lao động cần cù mới đủ ăn, học. Tương tự, có học thì mới mong con cái đổi đời được.
Những giá trị này nó tiếp tục truyền lại cho anh chị em tôi, tạo nên những nguyên tắc sống, làm việc, mua sắm…
Tôi có nguyên tắc về sức khỏe và tiết kiệm (thông minh). Khi mua sắm tôi sẽ coi yếu tố sức khỏe là quan trọng nhất. Thí dụ tôi sẽ chọn xe to (để thoái mái), khung sườn cứng cáp và những yếu tố kỹ thuật an toàn khác.
Khi tuyển người cũng như tìm partner khởi nghiệp tôi tìm kiếm những người có cùng giá trị - thì mới có thể đi xa và đi lâu được. “Ngưu tầm ngưu mã tầm mã” là vậy!
Nguyên tắc tiêu xài thông minh nó cũng chi phối quyết định sắm xe. Nghĩa là tôi sẽ chọn chiếc Honda Odyssey, rẻ hơn Toyota Sienna vài ngàn. Vì theo tôi, cả 2 chiếc chất lượng (kích thước, an toàn, thoải mái…) như nhau chỉ khác nhau về thương hiệu. Tương tự tôi sẽ mua chiếc Acura cũ (chạy khoảng 10-20 ngàn cây số), rẻ hơn 20-25% so với xe mới.
Tuy nhiên nguyên tắc tiết kiệm (thông minh) nó lại bị chi phối bởi nguyên tắc “học vấn là quan trọng nhất”. Tôi có đứa cháu gái Elin, sắp tốt nghiệp cấp 3 ở Canada. Cháu đang xây dựng portfolio để vào trường Hội họa danh giá The Florence Academy of Art, ở Ý và 2 chi nhánh ở Mỹ và Thụy Điển. Elin hỏi tôi nên nộp đơn vào trường nào. Lời khuyên (quyết định) của tôi rất rõ: “Go for the best!”
Cũng cần nói thêm. Mỗi người đeo đuổi những giá trị riêng. Những giá trị này thường được hình thành từ gia đình. Và mỗi người chúng ta có khuynh hướng kết giao, làm ăn, lấy chồng lấy vợ với những người chia sẻ chung những giá trị.
Khi tuyển người cũng như tìm partner khởi nghiệp tôi tìm kiếm những người có cùng giá trị - thì mới có thể đi xa và đi lâu được. “Ngưu tầm ngưu mã tầm mã” là vậy!
Chuyện cũng hơi dông dài. Tôi phải chạy xuống nhà nhận gói hàng Amazon giao: thuốc đau khớp và kem giảm đau lưng do mấy ngày làm vườn cực nhọc: làm mộc đóng luống gỗ, khiêng hơn 50 bao đất, xuống đất gần 100 cây con và bao việc không tên khác.
Đơn thuốc này là do "Hot boy" Bác Sỹ Anh ở Toronto ra toa. “Uống ba ngày rồi báo cáo em!” Vì là sức khỏe (ưu tiên đầu) nên tôi không ngần ngại quyết định trả thêm tiền (shipping) để 12 tiếng là giao! Khỏi phải ra Walmart xếp hàng (2m) trong thời gian “cách ly xã hội” nhiêu khê này!
Tạm biệt!
Nguyễn Mạnh Tường
Founder of Max Communications & CoFounder of ICP/Xmen