Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) là một dịp lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam cũng như một số nước Đông Á. Không chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình, lễ cúng Tết Đoan Ngọ tại các công ty ngày càng trở nên phổ biến, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Không chỉ là dịp để cầu mong sức khỏe, may mắn và xua tan vận rủi cho doanh nghiệp, đây còn là lúc thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo đến đời sống tinh thần của nhân viên, xây dựng văn hóa gắn kết và đề cao những giá trị truyền thống ngay tại nơi làm việc. Nhận thức được tầm quan trọng của lễ Tết Đoan Ngọ, bài viết này sẽ là cẩm nang hữu ích giúp bạn chuẩn bị mâm cúng chỉn chu, thu hút vận may và tổ chức các hoạt động vui vẻ mừng Tết Đoan Ngọ ngay tại công ty.
Tết Đoan Ngọ là gì?
Tết Đoan Ngọ còn được biết đến với tên gọi Tết Đoan Dương, là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam, cũng như ở một số quốc gia khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản... Thuật ngữ "Đoan" có ý nghĩa là mở đầu, "Ngọ" chỉ khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều và việc ăn Tết Đoan Ngọ thường diễn ra vào buổi trưa.
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên phổ biến là "Tết giết sâu bọ". Đơn giản đây là ngày quan trọng để bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ vẫn là chủ đề được tranh luận nhiều bởi sự đa dạng trong các sự tích, lời truyền miệng hay truyền thuyết.
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ
Theo truyền thuyết tại Trung Quốc, vào thời Chiến Quốc, một vị trung thần tên là Khuất Nguyên đã tự vẫn tại sông Mịch La vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch vì không được vua nước Sở trọng dụng cũng như lo lắng cho mệnh nước.
Người dân thương xót cho số phận của ông nên đã gói bánh ú thả xuống sông để cho cá ăn nhằm xua đuổi tà ma, bảo vệ linh hồn của ông. Để tưởng nhớ Khuất Nguyên, hàng năm Trung Quốc tổ chức đua thuyền nhằm tìm kiếm thi thể ông.
Một truyền thuyết của người Việt kể rằng: Vào một ngày nọ, nông dân ăn mừng vì trúng vụ mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch.
Nhân dân lo lắng nhưng không có cách nào thì đột nhiên một ông lão tự xưng là Đôi Truân đã đến và hướng dẫn mọi người lập bàn cúng với bánh tro và trái cây, sau đó thể dục trước nhà của mình. Kỳ diệu là sâu bọ đã bị tiêu diệt sau khi mọi người thực hiện điều này.
Từ đó ngày 5/5 âm lịch được gọi là ngày "Tết diệt sâu bọ" hay tên gọi "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Trả lời trên Báo Thanh Niên, TS. Trần Long, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết: Người Việt xưa ăn tết vào tháng 11 âm lịch (gọi là tháng Tí). Do vậy, tháng 5 là thời điểm giữa năm, cùng lúc với việc kết thúc vụ Chiêm bước vào vụ Mùa.
Đây là thời gian người dân làm lễ cúng tạ ơn trời đất, tổ tiên, ăn mừng mùa vụ thành công nên còn gọi là tết nửa năm (tết giữa năm). Đó là một đặc trưng riêng của nền văn minh lúa nước để chứng minh tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ chính Việt Nam.
Bất kể nguồn gốc như thế nào, Tết Đoan Ngọ vẫn là một phần quan trọng trong văn hóa Việt Nam, góp phần bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống của dân tộc.
Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ cho công ty
Là một trong những dịp quan trọng trong năm nên việc cúng kiếng Tết Đoan ngọ luôn phải được chỉn chu, hợp lý nhất. Sau đây là hướng dẫn cách bài trí cũng như chuẩn bị lễ vật khi cúng mùng 5 tháng 5 tại công ty:
1. Vị trí đặt mâm cúng
- Chọn nơi trang nghiêm, sạch sẽ trong văn phòng, gần bàn thờ thần tài thổ địa (nếu có)
- Tránh đặt mâm cúng gần khu vực vệ sinh, lối đi lại ồn ào hoặc nơi tối tăm.
- Nên đặt mâm cúng theo hướng Đông hoặc Đông Nam để thu hút năng lượng tích cực.
2. Lễ vật cúng
- Bánh tro: Món ăn đặc trưng không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Nên chọn bánh tro có màu xanh đẹp mắt, nhân đậu xanh bùi bùi, thơm ngon.
- Bánh ú bá trạng: Nếu công ty hoặc nhà sáng lập doanh nghiệp là người Hoa thì món bánh ú bá trạng thì lễ vật cúng không thể thiếu. Khá giống với bánh ú của người Việt nhưng phần nhân của bánh ú bá trạng có sự đa dạng hơn (trứng muối, thịt ba chỉ, nấm đông cô, sò điệp…) và hương vị cũng đậm đà hơn.
Hoa tươi: Chọn hoa có màu sắc rực rỡ như hoa cúc, hoa sen, hoa đồng tiền,... để tạo sự trang trọng cho mâm cúng.
3. Cách bài trí mâm cúng
- Sử dụng mâm cúng có kích thước phù hợp với không gian văn phòng.
- Lót mâm cúng bằng khăn đỏ hoặc giấy màu đỏ.
- Xếp bánh tro/bánh ú bá trạng ở vị trí trung tâm mâm cúng.
- Xếp các lễ vật khác xung quanh bánh tro, sắp xếp cân đối và đẹp mắt.
- Cắm hoa tươi ở hai bên mâm cúng.
- Thắp nến trên mâm cúng.
Một số lưu ý khi tổ chức Tết Đoan ngọ tại văn phòng
1. Chuẩn bị lễ vật
- Rửa sạch sẽ tất cả các lễ vật trước khi cúng: Thể hiện sự tôn kính và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tránh sử dụng các lễ vật, món ăn có dấu hiệu mốc hoặc hỏng hóc: Lễ vật cúng cần đảm bảo tươi ngon, nguyên vẹn để thể hiện lòng thành kính.
- Sắp xếp lễ vật gọn gàng, đẹp mắt: Mâm cúng cần được bài trí hài hòa, cân đối, tạo ấn tượng thẩm mỹ.
2. Chọn nến
Chọn nến có độ cao vừa phải: Đảm bảo an toàn cho khu vực văn phòng và tránh làm cháy các vật dụng xung quanh.
Nên sử dụng nến có màu sắc tươi sáng: Tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc.
3. Giữ gìn vệ sinh
- Giữ cho mâm cúng luôn gọn gàng, sạch sẽ: Thể hiện sự tôn nghiêm và trang trọng trong suốt thời gian cúng.
- Giữ cho văn phòng luôn sạch sẽ và thoáng mát. Vệ sinh khu vực cúng sau khi hoàn tất nghi lễ.
4. Nghi thức cúng
- Luôn tuân thủ các nghi lễ và truyền thống trong Tết Đoan Ngọ: Thể hiện sự thành tâm và cầu mong may mắn cho công ty.
- Chọn một thời gian phù hợp để cúng: Nên cúng vào buổi sáng hoặc buổi trưa trước khi bắt đầu công việc để đảm bảo mọi người có thể tham gia.
- Thông báo trước về thời gian cúng: Đảm bảo mọi người đều nắm được thời gian để có thể sắp xếp tham gia nếu muốn.
5. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Chế biến thực phẩm đúng cách: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
- Sử dụng thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Tránh sử dụng thực phẩm bẩn, ôi thiu.
6. Giải pháp tiết kiệm thời gian
- Sử dụng dịch vụ cúng kiếng trọn gói: Nếu công ty có hạn chế về khu vực chế biến, bạn có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ cúng kiếng trọn gói.
- Lựa chọn đơn vị uy tín: Đảm bảo chất lượng đồ ăn, thức uống và dịch vụ chuyên nghiệp.
Gợi ý một số hoạt động góp vui ngày Tết Đoan ngọ tại công ty
Với tâm lý háo hức ăn Tết Đoan ngọ của nhân viên, việc kết hợp cúng Tết Đoan Ngọ với các hoạt động văn hóa khác như thi gói bánh tro, tổ chức trò chơi dân gian là một ý tưởng sáng tạo, giúp tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong công ty.
Dưới đây là một số gợi ý giúp công ty có thêm những hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhân dịp Tết diệt sâu bọ:
1. Thi gói bánh tro, bánh ú
Là loại bánh truyền thống mỗi dịp Tết Đoan ngọ, hoạt động gói bánh tro giúp các thế hệ trẻ trong công ty có cơ hội tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa và cách gói bánh tro truyền thống. Đây cũng là hoạt động giúp mọi người hòa mình vào không khí vui tươi, náo nhiệt của ngày Tết Đoan Ngọ, tạo nên tinh thần đoàn kết và gắn bó trong công ty.
Nếu công ty có trụ sở hoặc chủ doanh nghiệp là gốc Hoa, Đài Loan, Trung Quốc… bạn có thể thay thế bánh tro bằng bánh ú bá trạng.
Năm 2024, hoạt động ý nghĩa này đã được Công ty TNHH Điện tử Thông minh TCL (Việt Nam) hưởng ứng, tổ chức hoạt động gói bánh ú và tặng quà Tết cho nhân viên.
Hay Công ty Cho thuê Tài chính TNHH Một thành viên Quốc tế Chailease tuy không tổ chức thi gói bánh nhưng những chiếc bánh ú dẻo ngon từ đường nâu, đậu đỏ, hạt sen và nhân mặn từ thịt heo, nấm đông cô, trứng muối... đã được Chailease trao tận tay đến các nhân viên.
Những món quà nhỏ như thay cho lời chúc từ Ban lãnh đạo công ty đến nhân viên trong dịp lễ ý nghĩa này.
2. Tổ chức trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Việc tổ chức các trò chơi dân gian trong ngày Tết Đoan Ngọ giúp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Việc tham gia các trò chơi dân gian giúp mọi người giải tỏa căng thẳng, thư giãn tinh thần và có thêm năng lượng để làm việc hiệu quả hơn.
Hơn nữa, theo quan niệm dân gian, một số trò chơi dân gian như kéo co, ném vòng,... có ý nghĩa cầu may mắn, tài lộc. Vì vậy đây là sẽ là lựa chọn không tồi nếu công ty bạn muốn tổ chức một ngày Tết Đoan ngọ ý nghĩa cho nhân viên.
3. Ăn uống kết hợp văn nghệ
Nếu Tết Đoan ngọ vẫn phải đi làm thì tại sao cả công ty không ăn uống cùng nhau như một gia đình?
Việc cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ sẽ tạo nên bầu không khí ấm cúng, vui vẻ và thân mật. Bên cạnh đó, một chút văn nghệ giúp giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng sẽ tạo nên tinh thần lạc quan, phấn khởi cho cán bộ nhân viên.
Việc tổ chức ăn uống ngày Tết Đoan ngọ ngày nay cũng không phải vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh việc mọi người cùng nhau “thụ lộc” mâm cúng, một bữa tiệc finger food hoặc tiệc trà với các món bánh dân dã, đậm chất Việt Nam là một lựa chọn không tồi.
Bạn có thể cân nhắc lựa chọn những món ăn phù hợp với ngày này như: Món từ thịt vịt, chè trôi nước, mận, vải…
Tết Đoan ngọ đã đến, mang theo hương vị thơm lừng của bánh tro, bánh bá trạng cùng với niềm hân hoan và mong cầu những điều tốt đẹp.
Hy vọng với chia sẻ này doanh nghiệp của bạn thêm gợi ý để tổ chức một lễ cúng Tết Đoan ngọ chỉn chu và gắn kết.
Hãy để Tết Đoan Ngọ trở thành một dấu ấn đẹp đẽ trong văn hóa doanh nghiệp, góp phần tạo nên một môi trường làm việc với những giá trị lâu bền.
Nếu bạn có bất kỳ những yêu cầu nào về các dịch vụ ăn uống đón Tết Đoan ngọ tại văn phòng, đừng ngần ngại liên hệ PITO để được tư vấn thực đơn và cách thức tổ chức phù hợp!