Dân văn phòng: Sử dụng tai nghe đúng cách để không suy giảm thính lực Thumbnail

Dân văn phòng: Sử dụng tai nghe đúng cách để không suy giảm thính lực

Uyên Trinh
phút
16/05/2024
Uyên Trinh
phút
16/05/2024

Dân văn phòng đeo tai nghe thường xuyên (5-6 tiếng/ngày) để tập trung, tránh xao nhãng hoặc vì tính chất công việc (đối với các bộ phận chăm sóc khách hàng, nhân viên kinh doanh trực tuyến).

Sử dụng tai nghe đúng cách để bảo vệ sức khỏe

Ảnh: Freepik

Trước thực tế, có một số người trẻ làm văn phòng bị suy giảm thính lực sau một khoảng thời gian dài sử dụng tai nghe chưa đúng cách, bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng khuyến cáo một số cách để dân văn phòng bảo vệ đôi tai khi sử dụng tai phone.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng tại TP.HCM.

Suy giảm thính lực là gì?

Suy giảm thính lực là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng nghe kém. Nghe kém là khi một người nghe được âm thanh rất kém, hoặc không nghe thấy khi âm thanh ở mức bình thường, thậm chí lớn. Trên biểu đồ đo thính lực đơn âm chủ quan, nghe kém xảy ra khi cường độ nghe của tai ≥ 25 dB (decibel). Suy giảm thính lực có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, độ tuổi.

Dùng tai nghe nhiều có thể gây suy giảm thính lực

Ảnh: Freepik

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 5% dân số, tương đương với 360 triệu người trên toàn thế giới bị nghe kém, trong đó có 32 triệu trẻ em dưới 15 tuổi. Ước tính đến năm 2050, gần 80% người nghe kém sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. WHO thống kê hơn 1 tỷ thanh - thiếu niên có nguy cơ mất thính lực do tiếp xúc quá lâu và quá mức với âm thanh lớn. WHO cũng đưa ra con số 50% thanh thiếu niên từ 12-35 tuổi sử dụng thiết bị cá nhân với âm lượng không an toàn.

Vì sao đeo tai nghe thường xuyên, âm lượng lớn gây suy giảm thính lực? 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, tiếp xúc với mức âm thanh trên 85dB kéo dài hơn 2 giờ có thể gây tổn thương tai; tiếp xúc với âm thanh từ 105-110 dB có thể gây tổn thương sau năm phút. m thanh nhỏ hơn 70dB không có khả năng gây ra bất kỳ tổn thương đáng kể nào cho tai.

Trong tai, có hàng nghìn tế bào lông có nhiệm vụ truyền âm thanh từ tai đến não. Nếu âm thanh quá ồn có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các tế bào này, làm gián đoạn cơ chế truyền âm thanh. Mức âm thanh quá lớn còn làm tổn thương cả sự kết nối giữa tế bào lông và tế bào thần kinh dẫn đến sự gián đoạn khả năng thính lực của một người.

Nghiên cứu công bố tháng 3/2023 của Trường Đại học Y Stanford (Mỹ), tiếng ồn lớn có thể làm hỏng tế bào, màng, dây thần kinh và các cấu trúc khác của tai trong như ốc tai, dẫn đến mất thính lực thần kinh giác quan hoặc điếc thần kinh thính giác. Mất thính giác nhanh thường xảy ra khi tiếp xúc với âm thanh lớn trong thời gian ngắn, chậm hơn nếu nghe tiếng ồn nhiều lần.
 
Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA) đưa ra yêu cầu bảo vệ thính giác cho người lao động có mức phơi nhiễm trung bình 85 dB trong hơn 8 giờ

Vì vậy, dùng tai nghe không với âm lượng lớn, trong thời gian dài không chỉ gây suy giảm hoặc mất thính lực dần theo thời gian mà còn khiến sự lão thính sẽ diễn ra sớm hơn mốc suy giảm thính lực thông thường do tuổi tác. 

10 cách bảo vệ đôi tai cho dân văn phòng

1. Để tai nghỉ ngơi sau khi đeo tai nghe 1 tiếng

Chỉ nên đeo tai nghe tối đa trong vòng 1 tiếng đồng hồ, sau đó để tai được nghỉ ngơi 5 - 10 phút rồi mới tiếp tục đeo.  

2. Duy trì ở mức âm lượng 60-70dB

Duy trì ở mức âm lượng này giúp bảo vệ tai không bị tổn thương, không vượt quá 60% âm lượng to nhất của thiết bị mà bạn đang sử dụng (laptop, máy tính bàn. 60-70dB tương đương âm thanh của một cuộc nói chuyện bình thường.

Một mẹo nhỏ giúp biết được bạn có đang sử dụng tai nghe với âm thanh quá mức hay không: Nếu ai đó đứng cách xa một cánh tay có thể nghe thấy âm nhạc phát ra từ tai nghe của bạn hoặc nếu bạn phải nói lớn hơn bình thường để giao tiếp với người khác, có nghĩa là tai nghe đang phát ra âm thanh quá lớn. 

3. Đeo càng lâu thì càng giảm âm lượng

Nguyên tắc là nghe tai nghe càng lâu, hơn 1 tiếng thì càng phải giảm âm lượng.

4. Cài phần mềm theo dõi và cảnh báo

Bạn có thể cài đặt phần mềm về theo dõi và cảnh báo mức độ nghe an toàn trên điện thoại thông minh để đảm bảo âm lượng bạn nghe an toàn, không gây hại cho tai. 

5. Sử dụng nút bịt tai khi cần

Nút bịt tai chống ồn giúp làm giảm tiếng ồn hiệu quả. Trong văn phòng có rất nhiều tiếng ồn gây ảnh hưởng đến công việc nên sử dụng nút bịt tai chống ồn để tự tạo cho mình không gian yên tĩnh.

Còn nếu phải tham gia các event, sự kiện thể thao với âm lượng lớn, bạn có thể dùng nút bịt tai để giảm mức độ tiếp xúc từ 5- 45 dB.

Sử dụng nút bịt tai khi cần

Có thể sử dụng nút bịt tai khi cần. Ảnh: Freepik

6. Không đeo tai nghe khi ngủ

Đeo tai nghe khi chuẩn bị đi ngủ để nghe sách nói, podcast… rồi ngủ quên, thời gian sử dụng tai nghe kéo dài 6-7 tiếng rất gây hại cho tai vì làm tổn thương các tế bào lông tai, nguy cơ gây suy giảm thính lực.

7. Không nên đeo tai nghe trong môi trường ồn ào

Bạn có xu hướng tăng âm lượng lớn hơn để không nghe tiếng ồn ào. Lúc này, âm lượng lớn của tai nghe sẽ gây hại cho tai.

8. Không lạm dụng tai nghe

Chỉ nên sử dụng tai nghe với thời gian được khuyến nghị vì tính chất công việc, không nên đeo tai nghe bất kể thời gian nào, hoàn cảnh nào hoặc có thể sử dụng loa ngoài, hoặc nghe cuộc gọi đến mà không dùng tai nghe.

Không nên lạm dụng tai nghe

Ảnh: Freepik

Không sử dụng tai nghe khi không thật sự cần thiết, có thể sử dụng loa ngoài nếu môi trường, hoàn cảnh cho phép như làm việc ở không gian chỉ có một mình bạn…

9. Vệ sinh tai nghe thường xuyên

Sử dụng tai nghe không được vệ sinh tạo cơ hội cho vụn ráy và vi khuẩn bám dính qua lại, tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm, tăng nguy cơ viêm tai.

10. Chủ động thăm khám nếu nghi ngờ

Bạn có thể chủ động thăm khám, kiểm tra chức năng nghe, đo thính lực đồ nếu có dấu hiệu nghe kém, nghe không rõ âm thanh.

Với các thông tin trên, PITO giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ đôi tai của bạn luôn “khỏe mạnh”, để tận hưởng nhiều âm thanh của cuộc sống.

Uyên Trinh

Tình thân và sự gắn kết con người nơi công sở là chủ đề luôn thu hút Uyên Trinh. Hơn kinh nghiệm 10 năm trên hành trình viết (viết báo, blog, PR, chấp bút sách...) và truyền thông thương hiệu doanh nghiệp, Uyên Trinh hy vọng những bài viết của mình sẽ mang đến cho độc giả góc nhìn mới với nhiều thông tin bổ ích.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}


Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]

Đăng ký nhận Newsletter từ PITO

>