Tổ chức Ngày Sức khỏe Thế giới tại văn phòng, tại sao không? thumbnail

Tổ chức Ngày Sức khỏe Thế giới tại văn phòng, tại sao không?

Thùy Linh
phút
12/03/2025
Thùy Linh
phút
12/03/2025

Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức Ngày Sức khỏe Thế giới hàng năm để nhắc nhở về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực, việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn là điều vô cùng quan trọng.

Không chỉ nhắc nhở về sự quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe, Ngày Sức khỏe Thế giới (7/4 hàng năm) cũng dịp tuyệt vời để các công ty thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của nhân viên.

Bạn biết gì về Ngày Sức khỏe Thế giới?

Ngày Sức khỏe Thế giới (World Health Day) được tổ chức vào ngày 7/4 hàng năm và là sự kiện quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng từ năm 1950. Đây là dịp để nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe toàn cầu và khuyến khích hành động nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống.

Mỗi năm, WHO lựa chọn một chủ đề sức khỏe cụ thể, tập trung vào các thách thức sức khỏe quan trọng như bệnh truyền nhiễm, sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng hay hệ thống y tế. Mục đích chính của Ngày Sức khỏe Thế giới là khuyến khích các chính phủ, tổ chức và cá nhân cùng nhau hành động để cải thiện sức khỏe cho tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay địa vị xã hội.

Ý nghĩa của ngày này nhằm nhắc nhở tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực, việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn là điều vô cùng quan trọng.

Ngày sức khỏe thế giới

Những vấn đề sức khỏe thường gặp của dân văn phòng

Trong xã hội hiện đại, dân văn phòng là một nhóm cần được quan tâm về sức khỏe. Tính chất công việc ít vận động, thời gian ngồi chiếm khoảng ⅔ ngày làm việc, áp lực công việc cao và môi trường làm việc khép kín là những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Hơn 5 năm làm trong ngành marketing, mỗi ngày, Đăng Khoa (27 tuổi, designer tại TP.HCM) phải ngồi liên tục trong khoảng 12-14 giờ để xử lý hết toàn bộ công việc từ xa. Có hôm quá gấp, Khoa thậm chí bỏ bữa sáng lẫn bữa trưa, chỉ ăn một bữa vào cuối ngày và dành toàn bộ thời gian ngồi lì trước màn hình máy tính.
Vài năm gần đây, anh có hiện tượng đau lưng âm ỉ nhưng không đi khám, một phần vì chủ quan, phần khác là không sắp xếp được thời gian. Đến 10 ngày trước, cơn đau tiến triển đến mức Khoa không thể ngồi liên tục trong vài giờ như trước đây. Lúc này, anh đi khám mới nhận kết quả cột sống bị lệch 20 độ, kèm thoát vị đĩa đệm nặng.

“Khi biết mình mắc bệnh, tôi kể với đồng nghiệp mới biết nhiều người cũng ‘cột sống không ổn’ nhưng chưa đi khám. Bên cạnh đó, họ cũng gặp một số vấn đề tinh thần như mất ngủ, thường xuyên lo âu dẫn đến cáu gắt”, Khoa chia sẻ. 

Mặt trái của thói quen uống cafe quá nhiều

Theo một nghiên cứu năm 2019 về hành vi ít vận động của người lớn tại Mỹ, trung bình mỗi ngày, một người Mỹ trưởng thành ngồi đến 9,5 giờ, cao hơn rất nhiều so với những thế hệ trước. Trong thời gian dài, điều này có thể gây hại không nhỏ đến sức khỏe, làm rút ngắn tuổi thọ.

Năm 2024, sau 13 năm theo dõi sức khỏe của hơn 480.000 người ở Đài Loan, Trung Quốc, các nhà khoa học đã phát hiện những người ngồi hầu hết thời gian trong ngày làm việc có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn 34% so với những người làm công việc thường xuyên vận động. Những trường hợp này cần tập luyện nhiều hơn khoảng 15-30 phút/ngày để giảm thiểu các nguy cơ.

Đồng quan điểm, Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng cảnh báo việc ngồi lâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ, ngay cả đối với những người tập thể dục thường xuyên. Chỉ cần ngồi không nghỉ 30 phút cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của mạch máu. Càng ngồi lâu, nguy cơ tim mạch càng cao, đặc biệt là nếu bạn ngồi hơn 10 giờ.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lao động Quốc tế được công bố trên tạp chí Environment International hồi 2021, những người làm việc 55 giờ trở lên mỗi tuần có nguy cơ đột quỵ cao hơn 35% so với nhóm chỉ làm việc 35-40 giờ/tuần. Con số này đối với bệnh tim là 17%. Từ năm 2000 đến năm 2016, số ca tử vong do bệnh tim do làm việc nhiều giờ tăng 42% và do đột quỵ tăng 19%.

Hiện nay, số lượng người làm việc nhiều giờ đang tăng lên và hiện chiếm 9% tổng dân số toàn cầu. Xu hướng này khiến nhiều người có nguy cơ bị tàn tật liên quan đến công việc và tử vong sớm hơn.

Không chỉ gây ra bệnh tim mạch, dân văn phòng cũng có thể mắc các bệnh cơ xương khớp như đau lưng, đau vai gáy, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm… Một nghiên cứu năm 2015 đã cho thấy đĩa đệm thắt lưng có thể bị nén sau khi ngồi hơn 4 giờ liên tục, dẫn đến đau lưng dưới. Ước tính hơn 85% người sẽ đều phải trải qua một cơn đau lưng dưới ít nhất một lần trong đời. 

Thậm chí, dân văn phòng ngồi nhiều có thể gặp hội chứng “chết mông”. Điều này xảy ra do các tế bào thần kinh kích hoạt cơ mông bị chậm lại do ngồi lâu trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng yếu cơ. Điều này có thể gây ra các cơn đau âm ỉ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không cảm thấy đau cho đến khi họ chạy bộ hoặc đi bộ đường dài. Theo thời gian, hiện tượng này có thể khiến cơ mông yếu đi, dẫn đến đau lưng và đau đầu gối, đặc biệt là khi vận động.

Ngoài ra, lối sống ít vận động có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu và phân hủy chất béo của cơ thể, có khả năng dẫn đến tăng cân và bệnh tiểu đường loại 2. Người lao động Mỹ ngày nay đốt cháy ít hơn khoảng 100 calo mỗi ngày so với 50 năm trước. Thom Rieck, một chuyên gia tập thể dục tại Chương trình Sống khỏe Mayo ở Rochester, Minn cho biết, lượng calo này tương đương với 30 phút đi bộ

Bên cạnh đó, dân văn phòng với lối sống vội vã thường có thói quen ăn uống không đủ chất, đúng giờ, ăn không đúng bữa. Điều này có thể gây ra một số tình trạng tiêu hóa như táo bón, đau dạ dày, bệnh đại tràng.

Thói quen bỏ bữa sáng hoặc ăn trưa quá muộn là vấn đề phổ biến ở dân văn phòng. Điều này dẫn đến tình trạng dạ dày tiết axit khi không có thức ăn để tiêu hóa, gây viêm loét dạ dày. Theo một nghiên cứu được công bố hồi 2023, những người bỏ bữa sáng thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày cao hơn 27% so với những người ăn sáng đầy đủ. Ngoài ra, việc ăn uống không đúng giờ cũng làm rối loạn nhịp sinh học của hệ tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy hơi và táo bón.

Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian, nhiều người có thói quen tiêu thụ đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn. Những loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất béo bão hòa, muối và đường, nhưng lại thiếu chất xơ và vitamin. Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh tiêu hóa như viêm đại tràng. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón và các bệnh đường ruột khác. Một nghiên cứu cho thấy những người ăn ít chất xơ có nguy cơ mắc bệnh táo bón cao hơn 30% so với những người ăn đủ chất xơ.

Căng thẳng là một phần không thể tránh khỏi trong công việc văn phòng. Khi căng thẳng, cơ thể tiết ra hormone cortisol, làm chậm quá trình tiêu hóa và gây ra các vấn đề như ợ nóng, khó tiêu và đau bụng. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Harvard, căng thẳng mạn tính có thể làm tăng tính thấm của ruột, dẫn đến tình trạng "rò rỉ ruột", gây viêm nhiễm và các bệnh tự miễn dịch. Ngoài ra, việc ăn uống vội vàng khi đang làm việc hoặc trong khi xem email cũng làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn, gây khó chịu và đầy hơi.

Cuối cùng, việc ngồi ảnh hưởng đến tâm trạng và nhận thức, làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần như căng thẳng, lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ.

Theo thống kê hồi 2019 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc, ước tính 15% người trưởng thành trong độ tuổi lao động được chẩn đoán rối loạn tâm thần. ILO ước tính mỗi năm, nền kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD do người lao động bị trầm cảm và lo âu.

Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của từng cá nhân, mà còn tác động đến hiệu suất làm việc và sự phát triển của doanh nghiệp.

HR, Admin có thể làm gì cho cộng sự nhân Ngày Sức khỏe Thế giới?

Nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với nhân viên, các công ty có thể tổ chức các hoạt động thiết thực để hỗ trợ và nâng cao sức khỏe cho cộng sự, đồng thời cũng để hướng ứng Ngày Sức khỏe Thế giới.
Sau đây là những ý tưởng HR/Admin có thể tổ chức cho cộng sự của mình tại chính văn phòng.

1. Đãi ngộ ăn trưa văn phòng

Bữa trưa đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho dân văn phòng sau một buổi làm việc căng thẳng. Một bữa trưa lành mạnh có thể giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, cải thiện sự tập trung, tăng cường hiệu suất làm việc và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa.

Tuy nhiên, hiện nay, do công việc quá bận rộn, nhiều người có thói quen vừa ăn vừa xử lý công việc tại bàn, ăn đồ ăn nhanh, thậm chỉ bỏ luôn bữa trưa. Như đã phân tích, thói quen này có thể gây ra không ít vấn đề sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của chính nhân sự.

Ngoài ra, một số người cũng có thói quen mua đồ ăn trưa từ các tiệm ăn lề đường. Bên cạnh các nguy cơ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cơm trưa lề đường thường được đựng trong hộp nhựa mỏng, dễ nóng chảy và sinh ra các chất hóa học độc hại nhiễm vào thực phẩm.

Bữa trưa tại văn phòng nhân ngày sức khỏe

Để đảm bảo sức khỏe cho cộng sự, công ty có thể chuẩn bị hoặc đặt các đơn vị dịch vụ chuẩn bị bữa trưa hàng ngày cho nhân viên. Khi lựa chọn đơn vị đặt cơm trưa, HR/Admin lưu ý chọn lựa kỹ đơn vị đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến, được đựng trong các hộp nhựa tốt, hộp giấy, hộp bã mía thân thiện với môi trường và không gây hại đến sức khỏe.

Meal pack cơm ngon đựng trong hộp giấy

Bữa trưa văn phòng không chỉ đơn thuần là một bữa ăn mà còn là cơ hội để nhân viên kết nối, tái tạo năng lượng và nâng cao hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, đặt bữa trưa cho cả đội ngũ không phải lúc nào cũng đơn giản. Làm sao để đảm bảo món ăn phù hợp khẩu vị, đáp ứng ngân sách, mà vẫn tiện lợi và không mất nhiều thời gian? 

Một số yếu tố quan trọng khi đặt tiệc trưa văn phòng mà HR/Admin cần lưu ý:

  1.  Xác định nhu cầu của nhân viên
    Một bảng khảo sát nhanh sẽ giúp nắm bắt sở thích của đồng nghiệp để đưa ra lựa chọn phù hợp.Trước khi đặt tiệc, cần nắm rõ số lượng nhân viên, có nhân viên nào ăn chay không. Những lưu ý này nhằm đảm bảo cho cộng sự được quan tâm chi tiết.
  2. Chọn nhà cung cấp uy tín
    Thay vì mỗi người tự đặt lẻ, việc chọn một đơn vị cung cấp suất ăn văn phòng giúp đảm bảo chất lượng đồng đều, tránh tình trạng giao hàng chậm hoặc món ăn không như mong đợi. Khi đánh giá nhà cung cấp, HR/Admin nên cân nhắc:- Độ tin cậy: Có cam kết về chất lượng và thời gian giao hàng không?- Thực đơn phong phú: Có thay đổi món thường xuyên không?- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Có nguồn gốc rõ ràng, chế biến đảm bảo không
  3. Cân đối ngân sách
    Chi phí cho bữa trưa văn phòng không nên quá cao nhưng vẫn cần đảm bảo dinh dưỡng. Một số mẹo để tối ưu ngân sách:- Chọn combo suất ăn thay vì gọi món lẻ để tiết kiệm hơn.- Đặt theo nhóm để giảm phí giao hàng.- Tận dụng các chương trình ưu đãi từ nhà cung cấp dịch vụ.
  4. Biến bữa trưa thành trải nghiệm kết nối
    Thay vì chỉ coi bữa trưa là nhu cầu ăn uống, doanh nghiệp có thể biến nó thành hoạt động gắn kết nhân viên bằng cách:- Tổ chức “bữa trưa theo chủ đề” – mỗi tuần một concept khác nhau (món Việt, món Hàn, món healthy, v.v.).- Tạo không gian ăn uống thoải mái – nếu có thể, hãy bố trí khu vực ăn chung để nhân viên trò chuyện.- Khuyến khích nhân viên chia sẻ trải nghiệm – chụp ảnh, đánh giá món ăn để cùng nhau khám phá.

Hiện dịch vụ PITO Cloud Canteen được nhiều công ty lựa chọn khi cộng sự được tự chọn món yêu thích qua nền tảng, giảm tải công việc cho người phụ trách. Hàng trăm món ngon từ nhiều nhà hàng uy tín, thay đổi mỗi ngày. Đối tác được kiểm duyệt nghiêm ngặt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Tổ chức ngày sức khỏe 

Trong khuôn khổ ngày Sức khỏe Thế giới, công ty cũng có thể triển khai một chuỗi hoạt động toàn diện như talkshow, workshop về sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe tổng quát. Ngày này nhằm hướng đến việc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho toàn thể nhân viên.

Một số chủ đề có thể tham khảo tổ chức Ngày Sức khỏe Thế giới gồm cách phòng ngừa các bệnh thường gặp ở dân văn phòng; cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh; cách quản lý căng thẳng và cải thiện sức khỏe tinh thần; hướng dẫn các bài tập thể dục đơn giản, giãn cơ tại văn phòng…

Tuỳ vào thực tế tại công ty với số lượng nhân viên, ngân sách cũng như các phúc lợi, văn hoá, HR/Admin có thể tổ chức trực tiếp tại khuôn viên công ty xuyên suốt cả ngày; hợp tác và tổ chức tại các bệnh viện; chia nhỏ hoạt động để các bạn tự chủ thời gian đến khám sức khỏe tại bệnh viện mà công ty đã chọn và chi trả chi phí…

3. Phát động "Tuần lễ sức khỏe"

Khám sức khỏe là cần thiết, nhưng đó chỉ là bước khởi đầu. Doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều hoạt động để giúp nhân viên chủ động hơn trong việc chăm sóc bản thân. Công ty cũng có thể tổ chức một cuộc thi hoặc thử thách về sức khỏe kéo dài trong một tuần. Điều này giúp khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động lành mạnh, tạo thói quen vận động. Vào ngày cuối cùng, công ty có thể trao giải thưởng cho những người tham gia có thành tích tốt nhất để tạo động lực và khuyến khích tinh thần thi đua.

Các thử thách có thể bao gồm:

  • Khởi động cùng thử thách sức khỏe: Thử thách "10.000 bước chân mỗi ngày", "Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày", hoặc "Ăn uống lành mạnh trong 7 ngày"; “Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày”; “Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày”.
  • Góc tư vấn sức khỏe cá nhân: Mời bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, tâm lý để tư vấn 1-1 theo từng nhu cầu.
  • Tạo không gian thư giãn tại văn phòng: Khu vực nghỉ ngơi, ghế massage, hoặc thậm chí một góc nhỏ với trà thảo mộc giúp nhân viên giảm stress ngay tại nơi làm việc. 

4. Tổ chức workshop “chữa lành”

Ngoài các hoạt động chăm sóc sức khỏe vật lý, công ty cũng có thể tổ chức các workshop vẽ tranh, cắm hoa, làm đồ handmade để nhân viên được thư giãn, xả hơi sau những giờ phút làm việc căng thẳng.

Tổ chức workshop chữa lành cho nhân viên

Bộ phận admin nên kết nối với các đơn vị chuyên tổ chức các workshop để setup không gian, lên nội dung và tổ chức hướng dẫn cho nhân viên một cách chuyên nghiệp nhất.

5. Tổ chức Happy Hour: Đồ ăn thức uống healthy 

Thông thường, Happy Hour tại công ty là lúc mọi người cùng thưởng thức những món ăn nhẹ quen thuộc như trà sữa, bánh ngọt, nước ngọt… Nhân Ngày Sức khỏe Thế giới (7/4), tại sao không thay đổi một chút để tạo sự mới mẻ và lan tỏa tinh thần sống khỏe?

Thay vì những món ăn thường ngày, lần này Happy Hour sẽ hoàn toàn "healthy" với các món ăn và thức uống tốt cho sức khỏe. Điều này không chỉ giúp nhân viên cảm nhận sự khác biệt mà còn truyền cảm hứng để mọi người có những lựa chọn thực phẩm tốt hơn trong tương lai.

Tổ chức Happy Hour Healthy vào ngày này không chỉ giúp tạo điểm nhấn mới mẻ cho Happy Hour hàng tuần, nhân viên hứng thú hơn mà còn lan tỏa thông điệp về sức khỏe, khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh mà vẫn vui vẻ, không áp lực. Đây chắc chắn là một trải nghiệm khác biệt để nhân viên nhớ về Ngày Sức khỏe Thế giới.

Thực đơn "Healthy Refresh" cho Happy Hour có thể là Salad trộn sốt mè rang/sốt chanh dây thanh mát; Gỏi cuốn tôm thịt với sốt bơ đậu phộng; Bánh mì nguyên cám với phô mai và bơ; Sữa chua Hy Lạp mix trái cây tươi và hạt dinh dưỡng.

Đồ uống có thể là Nước ép cam - cà rốt giúp tăng đề kháng; Trà detox chanh sả gừng giúp thanh lọc cơ thể; Sinh tố xanh (bơ, chuối, cải bó xôi) giàu vitamin.
HR/Admin có thể tổ chức hoạt động thú vị đi kèm như:

  • Nhân viên có thể tự chọn nguyên liệu để mix salad hoặc nước ép theo sở thích.
  • Quick Talk “Ăn uống thông minh để làm việc hiệu quả” (10 phút) chia sẻ bí quyết dinh dưỡng giúp tập trung và giữ năng lượng suốt ngày làm việc.
  • Mini Challenge “Chuyển đổi lành mạnh”: Ai chụp lại bữa ăn lành mạnh trong ngày và chia sẻ lên nội bộ sẽ nhận được một phần quà bất ngờ!
Salad "healthy" tốt cho sức khỏe

6. Tổ chức hoạt động cộng đồng

Nhân dịp này, công ty cũng có thể tổ chức các hoạt động hướng đến sức khỏe cộng đồng như chạy bộ gây quỹ, hiến máu hay làm từ thiện… Công ty có thể tổ chức một giải chạy bộ thiện nguyện, nơi mỗi bước chạy không chỉ giúp người tham gia rèn luyện sức khỏe mà còn đóng góp vào một quỹ hỗ trợ y tế hoặc chương trình vì sức khỏe cộng đồng

Hoặc có thể tổ chức chương trình tình nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là bệnh nhân, người cao tuổi hoặc trẻ em ở bệnh viện, trung tâm dưỡng lão, mái ấm. Tại đây, mọi người có thể hỗ trợ các bữa ăn dinh dưỡng hoặc tài trợ vật phẩm y tế như thuốc, khẩu trang, nước rửa tay.

7. Tặng Gift box

Những phần Gift Box ngọt ngào gồm các loại bánh Tea Break tổng hợp, bánh Cupcake, bánh Mousse, Donut cùng các loại trái cây, nước uống thanh mát… là món quà hấp dẫn cho cộng sự nhân Ngày Sức khỏe Thế giới.

PITO tin rằng một phần Gift Box được tặng bất ngờ sẽ giúp tiếp sức cho cộng sự sau những giờ làm việc căng thẳng.

Gift Box ngọt ngào cho nhân viên ngày sức khỏe

8. Hiến máu nhân Ngày Sức khỏe Thế giới

Nhân Ngày Sức Khỏe Thế Giới, tổ chức một chương trình hiến máu nhân đạo không chỉ lan tỏa ý nghĩa “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” mà còn khuyến khích cộng sự nâng cao ý thức về sức khỏe và trách nhiệm xã hội.

Đặc biệt, hiến máu còn mang lại lợi ích cho chính người hiến như:

  • Kiểm tra sức khỏe miễn phí: Người hiến máu được xét nghiệm và theo dõi tình trạng sức khỏe.
  • Kích thích sản sinh tế bào máu mới: Hiến máu giúp cơ thể tái tạo máu, tăng cường tuần hoàn.
  • Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hiến máu định kỳ có thể giúp giảm lượng sắt dư thừa trong máu – yếu tố liên quan đến các bệnh tim mạch.

Để chương trình hiến máu trở nên hấp dẫn và ý nghĩa hơn, có thể tổ chức theo hình thức một sự kiện cộng đồng với nhiều hoạt động đi kèm như tạo không gian truyền cảm hứng để người tham gia chụp ảnh check-in lan tỏa thông điệp nhân văn. Người hiến máu nhận quà tặng như nước ép healthy, voucher tập gym/yoga hoặc cây xanh – tượng trưng cho sự sống được tiếp nối.

9. Một ngày không trà sữa, cà phê – thay bằng nước detox

Một trong những thay đổi nhỏ nhưng có thể tạo ra tác động lớn chính là tạm gác lại ly trà sữa, cà phê yêu thích và thay bằng nước detox nhân ngày Sức khỏe Thế giới. Nhân ngày này, công ty khuyến khích một ngày không trà sữa, cà phê – thay bằng nước detox.

Với nhiều người, trà sữa hay cà phê là “nguồn sống” mỗi ngày. Nhưng chỉ một ngày thử detox, cơ thể sẽ có cơ hội thanh lọc và giảm bớt lượng đường, caffeine nạp vào.

Công ty có thể đặt quầy nước với nhiều loại detox khác nhau (chanh – bạc hà, dưa leo – cam, dâu – hạt chia,...) để mọi người dễ dàng tiếp cận. Những ai hoàn thành thử thách có thể nhận một chai nước detox cá nhân hoặc một voucher ăn uống lành mạnh.

Thông điệp cho hoạt động này HR/Admin có thể truyền tải đến cộng sự của mình là: “Một ngày không trà sữa, cà phê có thể là thử thách với nhiều người, nhưng đó cũng là cơ hội để bạn lắng nghe cơ thể, thử nghiệm điều mới và tạo ra những thay đổi tích cực. Hãy cùng nhau hưởng ứng Ngày Sức Khỏe Thế Giới bằng một ly nước detox đầy năng lượng nhé!” 

Tổ chức quầy nước detox cho nhân viên

10. Ứng dụng Thiền & Mindfulness

Ứng dụng thiền và mindfulness (chánh niệm) ngay tại văn phòng sẽ giúp nhân viên cải thiện sự tập trung, giảm căng thẳng và nâng cao hiệu suất làm việc một cách bền vững. Đây là hoạt động thú vị, nhân dịp Ngày Sức khỏe Thế giới vì tạo không gian thư giãn giữa công việc bận rộn – giúp nhân viên nạp lại năng lượng ngay tại văn phòng; giảm căng thẳng, tăng hiệu suất. cải thiện sự tập trung, tăng cường sáng tạo và giảm cảm giác kiệt sức.

Công ty có thể triển khai:

  • Góc mindfulness tại văn phòng: Bố trí một khu vực yên tĩnh với ghế ngồi thoải mái, nến thơm, nhạc nhẹ để nhân viên có thể dành vài phút tĩnh tâm trong ngày.
  • Thiền ngắn 5-10 phút giữa giờ làm việc: Hướng dẫn nhân viên thực hiện bài tập hít thở sâu, thư giãn cơ thể ngay tại bàn làm việc.
  • Workshop về mindfulness & giảm căng thẳng: Mời chuyên gia hướng dẫn cách áp dụng mindfulness vào công việc và cuộc sống.
  • Thử thách “5 phút chánh niệm”: Khuyến khích mọi người thực hành chánh niệm trong công việc như ăn uống có ý thức, tập trung vào hiện tại, hạn chế dùng điện thoại trong giờ nghỉ,...
  • Tặng quà sức khỏe: Những ai tham gia có thể nhận quà nhỏ như tinh dầu thư giãn, sách về mindfulness hoặc voucher spa/yoga.

Ngày Sức Khỏe Thế Giới không nên chỉ dừng lại ở một buổi khám sức khỏe. Doanh nghiệp có thể tận dụng dịp này để xây dựng văn hóa sống khỏe lâu dài, từ thể chất đến tinh thần. Hãy bắt đầu bằng những thay đổi nhỏ nhưng bền vững, và biến môi trường làm việc thành nơi giúp nhân viên khỏe mạnh hơn mỗi ngày!

PITO hy vọng thông qua bài viết này, đội ngũ HR/Admin của công ty đã có thêm những gợi ý để tổ chức Ngày Sức khỏe Thế giới tại công ty của mình.

Thùy Linh

Với kinh nghiệm phóng viên y tế, hơn ai hết, Linh hiểu rất rõ các mối nguy sức khỏe của dân văn phòng. Linh mong muốn lan tỏa nguồn cảm hứng về một lối sống khỏe mạnh, bắt đầu từ thức ăn, đồ uống tại nơi làm việc, để mỗi ngày đến văn phòng không chỉ là để "chạy deadline" mà còn là hành trình vun đắp cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}


Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]

Đăng ký nhận Newsletter từ PITO

>