Vì sao dân văn phòng dễ bệnh sau Tết? Thumbnail

Vì sao dân văn phòng dễ bệnh sau Tết?

Uyên Trinh
phút
12/02/2025
Uyên Trinh
phút
12/02/2025

Di chuyển từ nơi có mức nhiệt độ thấp đến vùng nóng hơn; lịch sinh hoạt thất thường; sử dụng nhiều rượu bia, nước ngọt, đồ cay nóng đợt Tết; hệ miễn dịch suy yếu… khiến nhiều người dễ mắc bệnh; đồng thời đây cũng là giai đoạn dịch cúm đang “bùng phát”.

Dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, cúm

Theo một bác sĩ tại bệnh viện tại TP HCM, lý do mắc bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi xoang, viêm thanh quản… sau Tết vì nhiều người về quê ở miền Trung, miền Bắc - những tỉnh thành này có nhiệt độ thấp (15-20 độ C), thời tiết khô lạnh. Khi thời tiết càng lạnh, hoạt động sinh lý mũi họng càng bị suy yếu. Sự thay đổi đột ngột từ Nam ra Bắc rồi trở lại Nam, kéo theo sự tiếp xúc mới với dị nguyên, vi khuẩn khác mà cơ thể chưa có miễn dịch; cùng lịch sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi thất thường trong đợt Tết, ăn nhiều đồ cay nóng, uống rượu bia. Dịp Tết, nhiều người cùng sử dụng giọng nói nhiều hơn ngày thường (nói chuyện, chúc tết, ca hát) khiến dây thanh quản quá tải.

Các triệu chứng phổ biến của viêm đường hô hấp trên gồm nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, đau rát họng, ho, mệt mỏi, đau nhức cơ, đau đầu, sốt, khàn tiếng. Một số trường hợp còn gây khó thở, đau nhức vùng xoang, ngứa mắt, chảy nước mắt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy. Phần lớn các triệu chứng kéo dài khoảng 3-14 ngày hoặc dài hơn nếu bệnh nghiêm trọng.

Sau Tết dân văn phòng dễ mắc bệnh hô hấp hơn

Việc di chuyển đông đúc từ nông thôn đến các thành phố lớn cũng tạo điều kiện cho các mầm bệnh lây lan nhanh chóng trong cộng đồng. Di chuyển trong không gian kín (ô tô, xe máy); tụ tập đông người ở những nơi lễ hội, địa điểm du lịch hay ở trong không gian kín, chật khi đi làm trở lại sau Tết… làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn. Khi đã có dấu hiệu bệnh nhưng vẫn đi chúc Tết, gặp gỡ nhiều người, hệ miễn dịch suy giảm hơn nữa, khiến bệnh nặng thêm.

Sau Tết năm nay, cũng là thời điểm bùng dịch cúm. Theo VNE dẫn lời bác sĩ Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM trong bài viết “Vì sao dịch cúm năm nay diễn biến nghiêm trọng?” đăng ngày 12/02/2025, dịch cúm mùa năm nay đang diễn biến phức tạp và nghiêm trọng trên toàn cầu, được đánh giá là đợt dịch nguy hiểm nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Biến đổi của virus cúm, miễn dịch cộng đồng suy giảm sau Covid-19, chủng ngừa thấp, yếu tố môi trường và khí hậu, điều trị chậm trễ khiến dịch cúm năm nay bùng phát mạnh.

Dịch cúm năm nay bùng phát mạnh.

Ảnh: Shutterstock

Yếu tố môi trường và khí hậu cũng góp phần không nhỏ vào sự bùng phát dịch cúm. Biến đổi khí hậu, thời tiết lạnh, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan nhanh hơn. Tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi mịn (PM2.5), làm tăng nguy cơ mắc cúm và khiến bệnh thêm trầm trọng.

Phân biệt viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng) và cúm

Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus lây nhiễm và tấn công vào hệ hô hấp đường mũi, vùng hầu họng, phế quản, phổi. Triệu chứng bệnh gồm sốt cao 39-41 độ C, kèm rét run, ớn lạnh, đổ mồ hôi, nghẹt mũi, chảy mũi thường xuyên, hắt hơi nhiều, mệt mỏi, ăn uống kém.

Phân biệt viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng) và cúm

Ảnh: Shutterstock

Viêm mũi họng là tình trạng viêm cấp tính đường hô hấp trên (mũi và vùng hầu họng). Triệu chứng gồm hắt hơi, sổ mũi, ho, đau đầu hoặc mệt mỏi... Bệnh cũng ít khi gây sốt, nếu có thường dưới 39 độ C, không rét run.

Người bệnh viêm mũi họng cấp thường đau đầu và đau họng, hắt hơi ít. Trong khi cúm A thường gây đau đầu, đau người, nhất là vùng thắt lưng, chảy mũi và nghẹt tắc mũi thường xuyên, đau rát mũi, hắt hơi nhiều.

Triệu chứng cúm với viêm mũi họng dễ bị nhầm lẫn bởi các triệu chứng ban đầu gần giống nhau. Tuy nhiên, viêm mũi họng thường diễn biến chậm trong khi cúm lại phát triển nhanh, đột ngột. Cúm thường tự hết sau khoảng 4-7 ngày, trừ người có bệnh nền, sức khỏe yếu hoặc bội nhiễm thêm vi khuẩn. Cúm nếu không điều trị phù hợp, dễ biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, đe dọa tính mạng người bệnh. 

Làm sao để phòng ngừa bệnh?

Để phòng ngừa bệnh thời điểm này, ngành y tế khuyến cáo mọi người nên:

  • Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.
  • Rửa tay thường xuyên.
Rửa tay thưởng xuyên ngừa bệnh

Ảnh: Shutterstock

  • Che miệng và mũi khi hắt hơi để hạn chế lây lan virus.
  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức đề kháng.
  • Tiêm vắc xin. 
  • Tiêm vắc xin ngừa bệnh cúm

    Ảnh: Shutterstock

    Nếu có triệu chứng như đau họng, khàn giọng, sốt nhẹ, sổ mũi kéo dài trên 3-5 ngày, mọi người đi khám sớm để tránh biến chứng. Nhóm nguy cơ gồm trẻ em, người lớn tuổi nên đi khám ngay khi có triệu chứng đầu tiên để can thiệp đúng cách, giảm thiểu rủi ro.

    Uyên Trinh

    Tình thân và sự gắn kết con người nơi công sở là chủ đề luôn thu hút Uyên Trinh. Hơn kinh nghiệm 10 năm trên hành trình viết (viết báo, blog, PR, chấp bút sách...) và truyền thông thương hiệu doanh nghiệp, Uyên Trinh hy vọng những bài viết của mình sẽ mang đến cho độc giả góc nhìn mới với nhiều thông tin bổ ích.

    {"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}


    Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]

    Đăng ký nhận Newsletter từ PITO

    >