Những hoạt động nội bộ được yêu thích và xu hướng gắn kết nổi bật cuối năm 2025 thumbnail

Những hoạt động nội bộ được yêu thích và xu hướng gắn kết nổi bật cuối năm 2025

Uyên Trinh
phút
20/05/2025
Uyên Trinh
phút
20/05/2025

Nửa đầu năm 2025 đánh dấu một sự chuyển mình rõ rệt trong văn hóa nội bộ doanh nghiệp – nơi nhân viên không chỉ tìm kiếm sự ổn định về công việc mà còn mong đợi những trải nghiệm gắn kết thực sự.

Cùng điểm lại những hoạt động nội bộ “gây sốt” năm 2024 và gần 6 tháng đầu năm 2025.

Hoạt động gắn kết nội bộ là gì?

Theo Glassdoor, sự gắn kết của nhân viên là động lực quan trọng thúc đẩy thành công của doanh nghiệp; nhân viên gắn kết là những người tham gia, nhiệt tình và tận tụy với công việc của họ.

Nhân viên gắn kết không chỉ hài lòng với công việc mà còn được tiếp thêm năng lượng từ công việc của mình để cố gắng, nỗ lực hơn. Mức độ gắn kết của nhân viên càng cao thì nhân viên càng sẵn sàng làm việc chăm chỉ vì sự thành công của doanh nghiệp.

Nhân viên gắn kết có xu hướng ở lại lâu hơn với công ty. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên không gắn kết cao hơn 12 lần so với nhân viên có mức độ gắn kết cao trong một năm.

Sự gắn kết cao của nhân viên cũng có xu hướng tạo nên thương hiệu tuyển dụng tích cực. Với một thương hiệu tuyển dụng tích cực, các công ty có thể thu hút và có thể tuyển dụng những ứng viên có trình độ cao trong thời gian ngắn hơn.

Các hoạt động gắn kết nội bộ tại văn phòng (employee engagement activities) là những hoạt động giúp xây dựng mối quan hệ tích cực giữa nhân viên với nhau và giữa nhân viên với tổ chức, là nền tảng để xây dựng văn hóa nơi làm việc. 

Top hoạt động nội bộ được nhân viên yêu thích nhất cuối năm 2024 - nửa đầu 2025

1. Lunch and Learn 

Một khảo sát của Glassdoor (Glassdoor Employee Engagement Report 2024) chỉ ra rằng 87% nhân viên đánh giá cao những hoạt động giúp họ phát triển kỹ năng ngay tại nơi làm việc. Các buổi "Lunch & Learn" – nơi các chuyên gia nội bộ hoặc khách mời chia sẻ kiến thức trong giờ ăn trưa – đang trở thành xu hướng nổi bật tại các văn phòng. 

Gắn kết cộng sự giờ ăn trưa

2. Ngày sức khỏe tâm lý – Mental Wellness Day

Theo BCG Vietnam 2024 (BCG Vietnam – Workplace Wellbeing Insight 2024), có đến 64% nhân viên văn phòng gặp các dấu hiệu của stress hoặc mất cân bằng tâm lý sau kỳ review quý 1–2. Các công ty bắt đầu tổ chức ngày “Mental Wellness Day” với các hoạt động như: workshop về sức khỏe tinh thần, lớp yoga buổi trưa, hoặc các buổi nói chuyện với chuyên gia tâm lý.

Năm 2025, nhân viên càng tìm kiếm nơi làm việc chăm sóc sức khỏe tổng thể, không chỉ là sự phát triển chuyên môn. Vì vậy, các doanh nghiệp ưu tiên sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất và sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. 

3. Hoạt động CSR gắn liền văn hóa nội bộ

Không chỉ gắn kết đội nhóm, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng như “Ngày đi bộ vì môi trường”, “Trồng cây cuối tuần”, hoặc “Tặng sách cho trẻ vùng cao” giúp nhân viên cảm thấy công việc có ý nghĩa hơn, theo một báo cáo của LinkedIn Workplace Culture Trends 2024.

4. Tiệc ngắn theo mùa – Mini Seasonal Parties

Từ “tiệc chào hè” cho đến “tiệc bánh trung thu DIY”, những buổi tiệc quy mô nhỏ, diễn ra thường xuyên giúp nhân viên được “xả hơi” nhẹ nhàng, không áp lực nhưng vẫn đầy cảm hứng.

Tổ chức tiệc theo mùa

5. "Happy Hour" cuối tuần tại văn phòng

Theo khảo sát của OfficeVibe 2024, 59% nhân viên cảm thấy gắn bó hơn khi có không gian "xả hơi" nhẹ trong nội bộ hàng tuần. Không cần ra quán, nhiều công ty đã tổ chức ngay tại văn phòng một buổi "Happy Hour" nhỏ với nước trái cây, snack hoặc mocktail tự pha. Hoạt động này giúp nhân viên thư giãn, giao lưu nhẹ nhàng trước khi bước vào cuối tuần.

6. "Góc chill" chăm sóc sức khỏe tinh thần

Theo Calm for Business Report 2024 – Nhân viên có góc thư giãn tại nơi làm việc giảm 37% mức độ căng thẳng trung bình trong tháng. Nhiều công ty đã tạo các "quiet zone" hoặc “góc thư giãn” với tinh dầu, cây xanh, tranh tô màu, nhạc nhẹ giúp nhân viên giải tỏa stress giữa ngày. Kết hợp cùng hoạt động “pause 10 phút mỗi chiều” giúp giảm burnout đáng kể.

Hoạt động tô màu, giảm stress cho nhân viên

Những điểm chung của các hoạt động được yêu thích

  • Có yếu tố linh hoạt và cá nhân hóa: Nhân viên có thể chọn tham gia theo nhu cầu ( chọn lớp học hoặc workshop theo sở thích).
  • Kết nối nhưng không áp lực: Các hoạt động nhẹ nhàng, không bắt buộc đang được ưa chuộng hơn hình thức team building truyền thống.
  • Lồng ghép phát triển kỹ năng hoặc sức khỏe: Hoạt động có thêm giá trị lâu dài sẽ để lại nhiều ấn tượng tốt.

Xu hướng gắn kết nổi bật cuối năm 2025

1. Year-end retreat kết hợp phát triển bản thân

Thay vì chỉ là tiệc tất niên, nhiều công ty đang lên kế hoạch cho retreat cuối năm kéo dài 1–2 ngày với chủ đề: “Sống chậm – Nhìn lại – Vươn xa”. Đây là dịp để nhân viên nhìn lại hành trình, đặt mục tiêu và gắn kết theo chiều sâu.

2. Tập trung vào sức khỏe tinh thần và cảm xúc

Sau đại dịch và làn sóng "quiet quitting", nhân viên ngày càng coi trọng môi trường làm việc an toàn về cảm xúc. Theo LinkedIn Workplace Learning Report 2024, 83% HR leader coi “well-being” là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược giữ chân nhân sự. 

Doanh nghiệp không chỉ cần lương thưởng mà còn phải tạo điều kiện cho nhân viên xả stress và tự phục hồi tinh thần. Doanh nghiệp có thể tham khảo một số hoạt động tiêu biểu như: 

  • "Wellness Week" – Tuần chăm sóc sức khỏe (có thiền, yoga, talkshow, detox).
  • "Mental health check-in" – Góc chia sẻ cảm xúc hàng tuần.
  • Mời chuyên gia tâm lý tổ chức workshop hoặc trị liệu nhóm.

3. “Bàn tròn góp ý” – Nhân viên nói lên tiếng nói của mình

Các buổi chia sẻ mang tính xây dựng giúp lãnh đạo ghi nhận góc nhìn thực tế, đồng thời tạo cảm giác nhân viên là một phần quan trọng trong chiến lược năm mới.

Theo báo cáo Harvard Business Review 2024, 58% nhân viên cho biết họ cảm thấy gắn bó hơn khi có cơ hội chia sẻ ý kiến trong các hoạt động nội bộ.

4. Kết nối đa thế hệ, đa phòng ban

Tổ chức “speed networking” hoặc “đổi vai 1 ngày” (một nhân viên được trải nghiệm vai trò khác trong công ty) giúp phá vỡ rào cản, tăng sự đồng cảm giữa các phòng ban và thế hệ.
Những hoạt động nội bộ thành công trong gần 6 tháng đầu 2025 đều có điểm chung: không đặt nặng hình thức, mà tập trung vào cảm xúc, trải nghiệm thật và sự phát triển cá nhân. Trong bối cảnh người lao động ngày càng tìm kiếm sự gắn kết lâu dài, các hoạt động nội bộ không còn là "phần phụ" mà trở thành trụ cột xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững.

5. Gắn kết giữa các nhóm làm việc (hybrid/remote)

Mô hình làm việc linh hoạt đang phổ biến (kết hợp online + offline), khiến kết nối giữa các bộ phận dễ lỏng lẻo. Năm 2025, các hoạt động gắn kết phải tăng tính "đồng hành từ xa". Theo BCG Vietnam 2024, 61% nhân viên Gen Z cho biết "rất khó để kết nối với đồng nghiệp khi không làm việc tại văn phòng". Còn Microsoft Work Trend Index 2024 thông tin, các hoạt động gắn kết trực tuyến giúp tăng năng suất và sự hài lòng lên 14%.

Doanh nghiệp có thể tham khảo một số hoạt động tiêu biểu:

  • "Random Coffee Chat": Tạo cặp nhân viên ngẫu nhiên để trò chuyện hàng tuần.
  • Chơi game online trong giờ nghỉ (kahoot, jackbox, mafia).
  • Cuộc thi chia sẻ ảnh “một ngày làm việc của tôi ở xa”.
  • "Slack Challenge" theo tuần (ví dụ: kể chuyện vui, gửi ảnh thú cưng…).

6. Gắn kết gắn liền với giá trị bền vững (sustainability & ESG)

Theo Deloitte Gen Z and Millennial Survey 2024: 59% Gen Z chỉ muốn gắn bó với công ty có trách nhiệm xã hội rõ ràng. HR Asia ESG Outlook 2025 thông tin, doanh nghiệp có hoạt động cộng đồng định kỳ giữ chân nhân viên cao hơn 22%. Nhân viên, đặc biệt là thế hệ trẻ, ngày càng muốn làm việc ở nơi có mục tiêu lớn hơn tiền bạc – như môi trường, giáo dục, cộng đồng.
Hoạt động tiêu biểu doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • “Green Day” – Cùng làm việc thiện nguyện hoặc trồng cây.
  • Thiết kế nội bộ "Zero Waste Lunch".
  • Dự án thiện nguyện “mỗi team – một hành động tốt/tháng”.

7. Cá nhân hóa hoạt động gắn kết theo thế hệ và sở thích

Thế hệ Z – Millennials – Gen X có nhu cầu kết nối khác nhau. Gắn kết 2025 sẽ linh hoạt, đa dạng thay vì “một hoạt động cho tất cả”. Theo Workday Research SEA 2024, “sự lựa chọn linh hoạt trong hoạt động nội bộ” là yếu tố giữ chân nhân viên cao thứ 2 sau lương thưởng. Harvard Business Review 2024 thông tin, các hoạt động có yếu tố cá nhân hóa giúp tăng sự tham gia gấp 2,3 lần.

Hoạt động tiêu biểu doanh nghiệp có thể tham khảo: 

  • Mini game văn phòng cho Gen Z
  • Workshop handmade – học nấu ăn – vẽ tranh cho nhóm yêu sáng tạo
  • Talkshow định hướng tài chính cá nhân cho Gen Y/X
Tổ chức workshop cho nhân viên

Trong bối cảnh môi trường làm việc ngày càng linh hoạt và cạnh tranh nhân sự ngày càng gay gắt, việc đầu tư nghiêm túc vào các hoạt động gắn kết không còn là "phần thưởng thêm" mà trở thành nền tảng cốt lõi của một văn hóa doanh nghiệp nhân văn, hiệu quả và trường tồn.

Dù quy mô công ty bạn lớn hay nhỏ, chỉ cần sự lắng nghe và sáng tạo, chắc chắn bạn sẽ tìm được những mô hình hoạt động phù hợp – giúp nhân viên cảm thấy mình được kết nối, được thấu hiểu và muốn đồng hành lâu dài. Bởi cuối cùng, nguồn lực con người luôn là tài sản quý giá nhất của tổ chức.

Uyên Trinh

Tình thân và sự gắn kết con người nơi công sở là chủ đề luôn thu hút Uyên Trinh. Hơn kinh nghiệm 10 năm trên hành trình viết (viết báo, blog, PR, chấp bút sách...) và truyền thông thương hiệu doanh nghiệp, Uyên Trinh hy vọng những bài viết của mình sẽ mang đến cho độc giả góc nhìn mới với nhiều thông tin bổ ích.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}


Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]

Đăng ký nhận Newsletter từ PITO

>