Thumbnail kịch bản tổ chức trung thu

Gợi ý Top kịch bản tổ chức chương trình Tết Trung Thu 2024

Văn Tân
phút
29/08/2024
Văn Tân
phút
29/08/2024

Một chương trình Tết Trung Thu thú vị là cơ hội để các nhân viên gần gũi, chia sẻ tình cảm và cùng nhau đón một mùa đoàn viên đong đầy niềm vui!

Cứ vào độ tháng tám âm lịch hằng năm, hẳn bất kể ai trong chúng ta cũng vô cùng háo hức mong chờ một mùa “Tết” đặc biệt nữa lại về. Trẻ em thì được rước đèn ông sao, phá cỗ, ăn bánh nướng, bánh dẻo. Người lớn lại trông ngóng về những phút giây sum vầy bên gia đình, trao gửi người thân yêu những lời chúc bình an và tốt đẹp nhất. 

Hơn cả một dịp lễ truyền thống, Tết Trung Thu dần trở thành một nét văn hóa độc đáo và chứa đựng nhiều tầng giá trị. Thấu hiểu được điều đó, nhiều doanh nghiệp đầu tư tổ chức thậm chí coi đây là sự kiện thường niên không thể thiếu trong hoạt động xây dựng và phát triển nhân sự. Một chương trình sáng tạo không chỉ giúp cho con trẻ phát huy tinh thần vừa học vừa chơi mà đồng thời tạo điều kiện cho quý phụ huynh có cơ hội kết nối, chia sẻ tình cảm với các thành viên trong gia đình lẫn đồng nghiệp.

Kịch bản tổ chức trung thu

Song bất kể sự kiện doanh nghiệp nào cũng cần có kế hoạch chuẩn bị từ ý tưởng, nguồn lực và ngân sách cho đến thực đơn. Đặc biệt, một kịch bản chi tiết càng đóng vai trò quyết định việc tổ chức có thành công và hiệu quả hay không? Vậy nên với bài viết dưới đây, PITO hy vọng những nhà quản trị nhân sự sẽ thấu hiểu nhiều hơn về ý nghĩa lẫn cách triển khai chương trình trung thu cho doanh nghiệp hiệu quả, đồng thời “bỏ túi” những kịch bản tổ chức đầy đủ và sáng tạo nhất.

Tại sao doanh nghiệp nên tổ chức chương trình Tết Trung Thu?

Tết Trung Thu là dịp để các doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đến nhân viên, đồng thời gắn kết nhân sự. Việc tổ chức một buổi tiệc Trung Thu tại công ty mang đến nhiều ý nghĩa. 

1. Tạo không khí gia đình, gắn kết nhân viên

Công việc bận rộn nên để ai cũng có nhiều thời gian đoàn tụ cùng gia đình vào dịp đặc biệt này quả không dễ dàng. Chính vì vậy, một buổi tiệc Trung Thu tại công ty sẽ giúp nhân viên cảm thấy ấm áp như đang ở nhà. Không gian được trang trí lộng lẫy, các hoạt động vui chơi giải trí sôi động phần nào vơi đi những căng thẳng và thay vào đó là những khoảnh khắc vui vẻ, tràn ngập tiếng cười. Bậc làm cha mẹ ai cũng cảm thấy hạnh phúc khi được chơi đùa cùng con, thấy con mình được quan tâm và tạo điều kiện để học hỏi, sáng tạo.

Hơn nữa, đây còn là cơ hội để các nhân viên từ nhiều phòng ban khác nhau có dịp giao lưu, hiểu nhau hơn. Qua các trò chơi tập thể, các hoạt động chung, mối quan hệ đồng nghiệp sẽ trở nên khăng khít hơn, tạo nên một tập thể đoàn kết và gắn bó lâu dài.

2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Tổ chức Tết Trung Thu thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với đời sống tinh thần nhân viên. Từ đây, nhân viên càng cảm thấy bản thân được trân trọng đồng thời có thêm động lực để họ làm việc hiệu quả. Như nhận định của Công ty tư vấn văn hóa nổi tiếng Believe Perform: “Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến cam kết của lực lượng lao động là sự công nhận tầm quan trọng của cá nhân và cuộc sống gia đình”. Khi nhân viên cảm thấy hài lòng với môi trường làm việc, họ sẽ gắn bó lâu dài với công ty và cống hiến hết mình.

Kịch bản trung thu

Ảnh: Freepik

Bên cạnh đó, một chương trình được tổ chức chuyên nghiệp, ý nghĩa sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt nhân viên, đối tác và khách hàng. Điều này chính là “nam châm” thu hút và giữ chân nhân tài, đồng thời xây dựng một thương hiệu uy tín trên thị trường.

3. Giảm căng thẳng sau giờ làm việc

Các hoạt động như làm lồng đèn, bày mâm cỗ, hay tham gia các trò chơi dân gian trong Tết Trung Thu có thể giúp các nhân viên thư giãn, giảm căng thẳng sau giờ làm việc, đồng thời tăng tinh thần đồng đội, tập thể. 

Ngoài ra, các hoạt động như làm lồng đèn hay trang trí mâm cỗ đòi hỏi sự sáng tạo, và khi nhân viên tham gia vào những hoạt động này, họ có cơ hội thể hiện và phát triển khả năng sáng tạo. Nhân viên được thư giãn, thoải mái, vui vẻ và tái tạo năng lượng sau giờ làm việc căng thẳng.

Gợi ý 8 kịch bản chương trình Tết Trung Thu

Sau đây là 8 gợi ý chủ đề chương trình Tết Trung Thu kèm kịch bản - bản kế hoạch về thời gian, các hoạt động và diễn tiến của một sự kiện từ đầu đến cuối. Trong kịch bản này, PITO mô tả các khung giờ, nội dung hoạt động, và vai trò của các thành phần tham gia, bao gồm âm nhạc, MC, biểu diễn múa lân, biểu diễn văn nghệ, trò chơi dân gian, phá cỗ, và rước đèn…

1. Chủ đề: Đêm hội trăng rằm

Ý tưởng: Tái hiện lại những câu chuyện cổ tích quen thuộc như Chị Hằng Nga, Chú Cuội, Thỏ Ngọc thông qua các tiết mục văn nghệ, trò chơi tương tác.

Địa điểm: Sân khấu ngoài trời hoặc hội trường rộng rãi

Thời gian: 19h00 - 21h00 (có thể điều chỉnh linh hoạt)

Chuẩn bị:

  • Nhân sự: MC, đội ngũ âm thanh ánh sáng, nhân viên phục vụ, tình nguyện viên hỗ trợ các trò chơi.
  • Hậu cần: Sân khấu, hệ thống âm thanh ánh sáng, trang trí, lồng đèn, bánh trung thu, quà tặng, dụng cụ cho các trò chơi, bảng điểm...

Kịch bản chi tiết:

  • 19h00 - 19h10: Mở màn
    - Âm nhạc: Nhạc nền sôi động, bắt tai
    - MC: Khai mạc chương trình, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa của Tết Trung Thu
    - Múa lân: Đội múa lân biểu diễn mở màn, tạo không khí náo nhiệt
  • 19h10 - 19h25: Biểu diễn văn nghệ
    Các tiết mục ca hát về chủ đề trăng, Trung Thu do nhân viên công ty biểu diễn
  • 19h25 - 20h00: Trò chơi dân gian
    - Ô ăn quan: Tổ chức nhiều bàn chơi, chia thành các đội để thi đấu
    - Nhảy bao bố: Tổ chức thi đấu theo đội, tạo không khí sôi động
    - Bịt mắt đập niêu: Trò chơi vui nhộn, tạo tiếng cười cho mọi người
  • 20h00 - 20h15: Phá cỗ Trung Thu
    Mọi người cùng nhau thưởng thức bánh trung thu, trái cây và các món ăn nhẹ
  • 20h15 - 20h30: Rước đèn
    - MC: Khuyến khích mọi người cùng nhau rước đèn quanh sân khấu
    - Rước đèn: Mọi người cầm đèn lồng tự làm hoặc đèn lồng đã chuẩn bị sẵn, cùng nhau hát vang bài hát “Rước đèn tháng tám”
  • 20h30 - 21h00: Kết thúc chương trình.
Kịch bản tổ chức trung thu

2. Chủ đề: Trung Thu vòng quanh thế giới

Ý tưởng: Tạo không khí vui tươi, gắn kết nhân viên và gia đình, đồng thời giới thiệu về văn hóa Trung Thu của các quốc gia trên thế giới.

Địa điểm: Sân khấu ngoài trời hoặc hội trường rộng rãi

Thời gian: 19h00 - 21h00 (có thể điều chỉnh linh hoạt)

Chuẩn bị:

  • Nhân sự: MC đa ngôn ngữ (nếu có), đội ngũ âm thanh ánh sáng, nhân viên phục vụ, tình nguyện viên hỗ trợ các trò chơi.
  • Hậu cần: Sân khấu, hệ thống âm thanh ánh sáng, trang trí mang phong cách quốc tế, lồng đèn các nước, bánh trung thu các loại, quà tặng, dụng cụ cho các trò chơi...

Kịch bản chi tiết:

  • 19h00 - 19h10: Mở màn
    - Âm nhạc: Giai điệu dân tộc của các quốc gia khác nhau tạo nên một bản nhạc mở đầu ấn tượng
    - MC: Khai mạc chương trình, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa của Tết Trung Thu trên toàn cầu
  • 19h10 - 19h30: Múa truyền thống
    Các tiết mục múa truyền thống của các quốc gia khác nhau như múa bụng, múa flamenco, múa Ấn Độ...
  • 19h30 - 20h00: Trò chơi vòng quanh thế giới
    - Limbo (các nước Mỹ Latinh): Trò chơi thử thách sự dẻo dai, người chơi luồn người qua cây gậy hạ dần
    - Tic-tac-toe (nhiều quốc gia): Trò chơi đơn giản, hai người chơi lần lượt đánh dấu X hoặc O vào ô vuông, ai tạo thành một hàng 3 dấu giống nhau trước sẽ thắng
  • 20h00 - 20h40: Phá cỗ Trung Thu
    MC: Kêu gọi mọi người cùng nhau thưởng thức bánh trung thu và các món ăn đặc trưng của các quốc gia khác
  • 20h40 - 21h00: Rước đèn
    - MC: Khuyến khích mọi người cùng nhau rước đèn quanh sân khấu
    - Rước đèn: Mọi người cầm đèn lồng tự làm hoặc đèn lồng mang phong cách các quốc gia khác, cùng nhau hát vang các bài hát về trăng bằng nhiều ngôn ngữ
  • 21h00: Kết thúc chương trình.
Kịch bản tổ chức trung thu
Kịch bản tổ chức trung thu
Kịch bản tổ chức trung thu

Ảnh: The Open Space

3. Chủ đề: Workshop làm bánh trung thu

Ý tưởng: Trải nghiệm cùng nhau làm món bánh truyền thống.

Địa điểm: Khu vực nhà bếp hoặc không gian mở rộng rãi, trang trí phong cách ấm cúng

Thời gian: Khoảng 2-3 tiếng, tùy theo số lượng người tham gia, có thể bắt đầu từ 18g00 khi tan ca làm việc. 

Chuẩn bị:

  • Nhân sự: Đội ngũ hướng dẫn làm bánh, nhân viên phục vụ, đồ uống
  • Nguyên liệu: Các loại bột, nhân bánh truyền thống (đậu xanh, hạt sen), nhân bánh đặc trưng, khuôn bánh đa dạng, các loại hạt, trái cây khô...
    Dụng cụ: Bàn, ghế, thớt, dao, cán bột, lò nướng hoặc chảo chống dính, bao tay, khăn lau…

Kịch bản chi tiết:

  • 18h00 - 18h40: Giới thiệu và khởi động
    - MC chào mừng và giới thiệu về chủ đề workshop
    - Tóm tắt lịch sử và ý nghĩa của bánh trung thu, thưởng thức một đoạn video ngắn về các loại bánh trung thu đặc sắc
    - Chia các người tham gia thành các nhóm nhỏ
  • 18h40 - 20h00: Thực hành làm bánh
    - Hướng dẫn cách làm: Hướng dẫn từng bước cách làm bánh, từ việc nhào bột, tạo hình đến nướng bánh
    - Khuyến khích mọi người sáng tạo và trang trí bánh theo phong cách riêng
  • 20h00 - 20h30: Ai khéo tay hơn?
    - Sau khi hoàn thành, trưng bày các sản phẩm của các nhóm, mỗi nhóm sẽ giới thiệu về loại bánh mình làm và ý nghĩa của nó
    - Tổ chức bình chọn “Bánh trung thu đẹp nhất” hoặc “Bánh trung thu ngon nhất” để tăng thêm phần hứng thú
  • 20h30 - 21h30: Thưởng thức thành quả
    - Trao thưởng cho các đội chiến thắng
    - Mọi người cùng nhau thưởng thức các loại bánh trung thu vừa làm. 

4. Chủ đề: Khéo tay hay làm

Ý tưởng: Tổ chức các trò chơi làm đồ thủ công sáng tạo, thể hiện tài năng và sự khéo léo của mọi người.

Địa điểm: Sân khấu ngoài trời hoặc hội trường rộng rãi.

Thời gian: 19h00 - 21h00 (có thể điều chỉnh linh hoạt)

Chuẩn bị:

  • Nhân sự: MC, đội ngũ âm thanh ánh sáng, nhân viên phục vụ, tình nguyện viên hỗ trợ các hoạt động
  • Hậu cần: Sân khấu, hệ thống âm thanh ánh sáng, trang trí theo chủ đề, nguyên liệu làm thủ công, dụng cụ, bánh trung thu, quà tặng, bảng điểm, bảng thông báo...

Kịch bản chi tiết:

  • 19h00 - 19h10: Mở màn
    - Âm nhạc: Nhạc nền vui tươi, tạo cảm hứng
    - MC: Khai mạc chương trình, giới thiệu về chủ đề “Khéo tay hay làm”
    - Biểu diễn: Một tiết mục ngắn về làm đồ thủ công (ví dụ: nặn tò he, gấp giấy) để mở đầu
  • 19h10 - 19h40: Thi tài năng làm đồ thủ công
    - Chia thành các đội, mỗi đội có một chủ đề làm đồ thủ công khác nhau (ví dụ: làm đèn lồng, trang trí bánh trung thu, tạo hình bằng đất sét)
    - Nguyên liệu: Cung cấp đầy đủ nguyên liệu và dụng cụ cho từng đội
    - Thời gian: Các đội sẽ có một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành sản phẩm của mình
    - Trình bày: Đại diện mỗi đội sẽ lên sân khấu giới thiệu sản phẩm 
  • 19h40 - 20h00: Trưng bày và bình chọn
    - Triển lãm: Các sản phẩm của các đội sẽ được trưng bày để mọi người chiêm ngưỡng
    - Bình chọn: Khán giả sẽ được bình chọn cho sản phẩm yêu thích nhất
  • 20h00 - 21h00: Phá cỗ Trung Thu
    - Phá cỗ: Mọi người cùng nhau thưởng thức bánh trung thu và các món ăn nhẹ, kết hợp với các sản phẩm thủ công vừa làm.

Ảnh: Vietnamese Language Studies

5. Chủ đề: Biểu diễn thời trang 

Ý tưởng: Tổ chức một cuộc thi thiết kế và trình diễn thời trang sử dụng các vật liệu tái chế và đồ thủ công tự làm.

Địa điểm: Sân khấu ngoài trời hoặc hội trường rộng rãi

Thời gian: 19h00 - 20h20 (có thể điều chỉnh linh hoạt)

Chuẩn bị:

  • Nhân sự: MC, đội ngũ âm thanh ánh sáng, nhân viên phục vụ, tình nguyện viên hỗ trợ các hoạt động, stylist, nhà thiết kế (nếu có)
  • Hậu cần: Sân khấu, hệ thống âm thanh ánh sáng, trang trí theo phong cách thời trang, nguyên liệu tái chế (giấy, vải vụn, chai nhựa...), dụng cụ may vá, kim chỉ, băng keo, bàn là…

Kịch bản chi tiết:

  • 19h00 - 19h10: Mở màn
    - Âm nhạc: Nhạc nền sôi động, bắt tai
    - MC: Khai mạc chương trình, giới thiệu chủ đề “Tỏa sáng từ thời trang tái chế” và ý tưởng của cuộc thi
  • 19h10 - 19h40: Thi tài năng thiết kế và trình diễn thời trang
    - Chia đội: Chia các đội, mỗi đội có một chủ đề thiết kế khác nhau (ví dụ: thời trang đường phố, thời trang cổ điển, thời trang tương lai)
    - Nguyên liệu: Cung cấp đầy đủ nguyên liệu tái chế và dụng cụ may vá cho từng đội
    - Thời gian: Các đội sẽ có một khoảng thời gian nhất định để thiết kế và hoàn thiện bộ trang phục của mình
    - Trình diễn: Đại diện mỗi đội sẽ trình diễn bộ trang phục mình đã thiết kế trên sân khấu, kết hợp với nhạc nền và phong cách trình diễn phù hợp
  • 19h40 - 20h00: Trưng bày và bình chọn
    - Triển lãm: Các bộ trang phục của các đội sẽ được người mẫu trình diễn
    Ban giám khảo sẽ chọn các bộ trang phục ấn tượng nhất dựa trên các tiêu chí như sự sáng tạo, tính thẩm mỹ, tính ứng dụng
  • 20h00 - 20h20: Phá cỗ Trung Thu
    - Mọi người cùng nhau thưởng thức bánh trung thu và các món ăn nhẹ, cùng nhau hát múa về các ca khúc cùng chủ đề.

6. Chủ đề: Hội chợ Trung Thu

Ý tưởng: Hội chợ mini Tết Trung Thu sẽ là một không gian vui chơi, mua sắm và trải nghiệm các hoạt động truyền thống. Tại đây, mọi người có thể tự tay làm đèn lồng, trang trí bánh trung thu, tham gia các trò chơi dân gian.

Địa điểm: Không gian rộng rãi, thoáng mát hoặc sảnh công ty. 

Thời gian: 15h00 - 17h00 (có thể điều chỉnh linh hoạt)

Chuẩn bị:

  • Nhân sự: MC, thành viên phụ trách từng khu vực
  • Hậu cần: Bàn ghế, âm thanh, các gian hàng, quà tặng…

Kịch bản chi tiết:

  • 15h00 - 15h30: Mở cửa hội chợ
    - MC: Khai mạc chương trình, giới thiệu các hoạt động của hội chợ
    - Gian hàng làm đèn lồng: Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, hướng dẫn mọi người cách làm đèn lồng
    - Gian hàng trang trí bánh trung thu: Cho phép mọi người tự tay trang trí bánh trung thu
    - Gian hàng trò chơi: Tổ chức các trò chơi dân gian như ô ăn quan, nhảy bao bố, ném vòng...
    - Gian hàng ẩm thực: Bán các loại bánh trung thu, trái cây, nước uống
  • 15h30 - 16h30: Các hoạt động chính
    - Biểu diễn văn nghệ: Các tiết mục hát, múa, kể chuyện về Tết Trung Thu
    - Thi tài năng: Cho các bạn nhỏ tham gia thi hát, nhảy, kể chuyện
    - Rước đèn: Tổ chức một đoàn rước đèn quanh hội trường
  • 16h30 - 17h00: Kết thúc
    - MC: Tổng kết chương trình, trao giải cho các tiết mục và trò chơi
    - Phá cỗ: Mọi người cùng nhau thưởng thức bánh trung thu, thưởng thức tiệc được tổ chức tại văn phòng.

7. Chủ đề: Tiệc trà ấm cúng

Ý tưởng: Tạo một không gian ấm cúng, thanh lịch, nơi mọi người có thể thư giãn, thưởng thức trà và bánh, đồng thời giao lưu, chia sẻ những câu chuyện thú vị.

Địa điểm: Phòng khách, phòng trà, hoặc một góc nhỏ được trang trí ấm cúng.

Thời gian: Từ 15h00 đến 17h00

Chuẩn bị:

  • Nhân sự: Người tổ chức, nhân viên phục vụ đồ ăn, thức uống
  • Hậu cần: Bàn ghế bố trí thoải mái, hoa tươi, trà bánh, nhạc nền nhẹ nhàng…

Kịch bản chi tiết:

  • 15h00 - 15h15: Đón khách
    - Host giới thiệu sơ lược về buổi tiệc và mời khách ngồi
  • 15h15 - 16h30: Thưởng thức trà và bánh
    - Mọi người tự do trò chuyện, thưởng thức trà và bánh
    - Host có thể gợi ý những chủ đề để mọi người cùng chia sẻ
  • 16h30 - 17h00: Hoạt động bổ sung (tùy chọn)
    - Trò chơi nhỏ: Những trò chơi nhẹ nhàng như giải đố, nghe nhạc đoán tên bài hát…
  • 17h00: Kết thúc buổi tiệc
    - Host gửi lời cảm ơn đến mọi người.
Kịch bản tổ chức trung thu

Tiệc Finger Food đậm nét Trung Thu tại CJ OliveNetworks

8. Chủ đề: Workshop làm lồng đèn

Ý tưởng: Tổ chức một buổi workshop để mọi người cùng nhau sáng tạo và làm nên những chiếc lồng đèn độc đáo và tận hưởng không khí ấm áp của Tết Trung Thu.

Địa điểm: Một không gian rộng rãi, có thể là sân vườn, phòng làm việc hoặc một không gian cộng đồng

Thời gian: Khoảng 2-3 tiếng

Chuẩn bị:

  • Nhân sự: Người hướng dẫn làm đồ thủ công, trợ lý hỗ trợ chuẩn bị vật liệu, giải đáp thắc mắc…
  • Hậu cần: Vật liệu gồm giấy màu, giấy bìa cứng, kéo, keo, bút màu và các dụng cụ trang trí, làm đồ thủ công khác 

Kịch bản chi tiết:

  • Mở đầu (15 phút)
    - MC: Khai mạc chương trình, giới thiệu về workshop, ý nghĩa của Tết Trung thu và tầm quan trọng của việc làm lồng đèn
    - Giáo viên: Giới thiệu sơ lược về các loại lồng đèn, các kỹ thuật làm lồng đèn cơ bản và những lưu ý khi làm việc với các vật liệu
  • Hướng dẫn làm lồng đèn (45 phút)
    - Bước 1: Giới thiệu các mẫu lồng đèn và hướng dẫn học viên chọn mẫu ưng ý
    - Bước 2: Giáo viên hướng dẫn chi tiết từng bước làm lồng đèn, từ việc cắt giấy, gấp giấy đến trang trí
    - Bước 3: Học viên thực hành làm lồng đèn dưới sự hướng dẫn của giáo viên và trợ lý
  • Tự do sáng tạo (30 phút)
    - Học viên được tự do sáng tạo, trang trí lồng đèn theo ý thích của mình
    - Giáo viên và trợ lý hỗ trợ khi cần thiết
  • Trưng bày và chia sẻ (30 phút)
    - Mỗi học viên giới thiệu về chiếc lồng đèn của mình
    - Tổ chức cuộc thi lồng đèn đẹp nhất (nếu có)
    - Chụp ảnh lưu niệm
  • Bế mạc (15 phút)
    - MC tổng kết chương trình, gửi lời cảm ơn đến giáo viên, trợ lý và các học viên
    - Tặng quà lưu niệm (nếu có) cho các học viên.
Kịch bản tổ chức trung thu

Tiệc Finger Food đậm nét Trung Thu tại CJ OliveNetworks

Để tổ chức tiệc Trung Thu tại doanh nghiệp thành công, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu lên ý tưởng, chọn địa điểm, trang trí cho đến việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Song hơn cả, trong không khí ấm cúng và hân hoan của dịp đặc biệt, đây sẽ là cơ hội để các đồng nghiệp hiểu nhau hơn, gắn kết tình cảm và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ. Chúc bạn và doanh nghiệp có một mùa đoàn viên an lành và ý nghĩa!

Văn Tân

Mỗi khi gặp bạn bè, người thân, Tân thường rủ mọi người đi ăn. Ăn uống từ lúc nào đã trở thành dịp lý tưởng để kéo mọi người xích lại gần nhau hơn.

Trong hành trình công việc tổ chức bài vở cho một tạp chí, Tân nhận ra giá trị của những câu chữ chỉn chu và chủ đề lý thú mang đến cho bạn đọc. Và thật kỳ diệu khi Tân có thể xâu chuỗi tất cả những điều đó tại PITO: thức ăn, sự gắn kết, những con chữ và các chủ đề mới mẻ mỗi ngày.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}


Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]

Đăng ký nhận Newsletter từ PITO

>