Tổ chức tiệc không chỉ đơn thuần là ăn uống hay tụ họp – đó còn là cách để tạo dấu ấn, truyền tải văn hóa doanh nghiệp và kết nối con người. Dù là tiệc sinh nhật, tất niên, kỷ niệm thành lập hay chỉ đơn giản là một buổi “refresh” giữa tuần, việc chọn đúng phong cách tiệc có thể biến mọi khoảnh khắc thành trải nghiệm đáng nhớ.
Vậy những phong cách tiệc nào đang phổ biến hiện nay? Văn phòng thường chọn phong cách nào, và đâu là xu hướng tiệc “được lòng” dân công sở trong năm nay?
Các phong cách tiệc phổ biến hiện nay
1. Tiệc phong cách Bohemian (Boho Chic)
Tiệc phong cách Bohemian (Boho Chic) là kiểu tiệc mang tinh thần phóng khoáng, tự do, gần gũi với thiên nhiên, lấy cảm hứng từ phong cách sống du mục và nghệ thuật. Đây là lựa chọn được yêu thích cho những ai muốn tạo không gian thư giãn, thoải mái nhưng vẫn giữ được nét thẩm mỹ độc đáo.
Tiệc thường tổ chức ngoài trời (sân vườn, ban công, rooftop...), có thể trải thảm, sắp xếp gối ngồi, bàn gỗ thấp hoặc pallet. Sử dụng nhiều họa tiết thổ cẩm, tua rua, đèn lồng, dreamcatcher, hoa khô, cây xanh và các vật liệu tự nhiên như mây tre, vải linen. Tông màu ấm như nâu đất, cam cháy, vàng nhạt, kem, kết hợp pastel hoặc xanh olive, tạo cảm giác mộc mạc mà vẫn tinh tế.
Âm nhạc thường nhẹ nhàng, du dương – thường là acoustic, indie, chillout hoặc nhạc đồng quê. Món ăn trình bày đẹp mắt, có thể theo kiểu picnic hoặc food station nhỏ xinh, dễ dùng tay. Phong cách tiệc này thường tạo không khí ấm cúng, gần gũi, nhẹ nhàng, thư giãn, dễ kết nối mọi người cùng nhau. Đồng thời rất “ăn ảnh” phù hợp với xu hướng sống chậm, sống có gu.
Phong cách tiệc này phù hợp: Tiệc sinh nhật, picnic, tiệc cảm ơn team nhỏ; Workshop sáng tạo, gặp mặt bạn bè; Tiệc tri ân nhân viên, tiệc "refresh" giữa tuần theo concept chill-out.
Ảnh: ST
2. Tiệc phong cách Elegant - Sang trọng
Tiệc phong cách Elegant – Sang trọng là kiểu tiệc mang đậm chất tinh tế, chỉn chu và đẳng cấp. Phong cách này tập trung vào sự tối giản nhưng vẫn nổi bật nhờ cách lựa chọn màu sắc, ánh sáng, âm nhạc và thực đơn cao cấp. Tiệc thường được thiết kế theo phong cách tối giản hiện đại hoặc châu Âu cổ điển. Bố trí bàn tiệc gọn gàng, cân đối với ánh sáng dịu và điểm nhấn là các chi tiết như hoa tươi, nến, pha lê, vải satin hoặc lụa.
Tone màu chủ đạo thường là trắng, đen, vàng đồng hoặc xanh navy. Âm nhạc trong tiệc thường là nhạc giao hưởng, piano, jazz nhẹ hoặc acoustic tinh tế, tạo không khí sang trọng và ấm cúng. Menu thường gồm các món ăn cao cấp, được phục vụ theo set, buffet tinh tế hoặc canapés. Đồ uống thường có rượu vang, cocktail nhẹ hoặc nước ép trái cây.
Phong cách Elegant được các văn phòng ưa chuộng vì thể hiện sự chuyên nghiệp, đẳng cấp của doanh nghiệp, tạo ấn tượng tốt với khách hàng, đặc biệt cấp quản lý hoặc đối tác, truyền tải thông điệp thương hiệu thông qua cách bài trí và thiết kế sự kiện. Đồng thời không gian tiệc lý tưởng để kết nối, trò chuyện trong không khí tinh tế
Đây là phong cách tiệc phù hợp: Tiệc cuối năm (Year End Party); Tiệc tri ân đối tác hoặc khách VIP; Tiệc mừng kỷ niệm ngày thành lập công ty; Lễ ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới; Gala dinner – hội nghị khách hàng.
3. Tiệc phong cách Fun/Festival – Sôi động, đầy màu sắc
Tiệc phong cách Fun/Festival là kiểu tiệc mang tinh thần sôi động, vui nhộn, trẻ trung và đậm chất lễ hội, tạo cảm giác “bung xõa” và kết nối cho người tham dự. Đây là lựa chọn lý tưởng nếu công ty muốn tổ chức một buổi tiệc “không giới hạn năng lượng”, với âm nhạc, màu sắc và hoạt động đầy cảm hứng.
Phong cách này luôn được yêu thích bởi tính giải trí cao, năng lượng tích cực. Công ty bạn có thể tổ chức ngoài trời, rooftop, sân vận động mini, khu sân vườn hoặc khuôn viên văn phòng được trang trí lại theo chủ đề lễ hội. Có thể theo chủ đề như lễ hội âm nhạc, văn hóa (sắc màu), Hawaii, retro/vintage, hoặc các sự kiện mùa như Summer Festival, Tết Hàn Thực,...
Có thể kết hợp các trò chơi teambuilding, minigame, bốc thăm, hóa trang, biểu diễn nghệ thuật (nhảy, múa, ban nhạc), trao giải thưởng vui nhộn. Đây là phong cách tiệc tiệc đứng hoặc food court – các gian hàng đồ ăn, nước uống như chợ đêm thu nhỏ, đồ ăn nhanh, món snack, đồ nướng, bia, cocktail,...
Phong cách tiệc này phù hợp: Year End Party, Summer Party, Kick-off quý mới; Teambuilding trong nhà hoặc ngoài trời; Tiệc sinh nhật công ty; Các dịp gắn kết nội bộ, mừng thành tích, đón nhân sự mới.
Ảnh: ST
4. Tiệc Bento/Teabreak phong cách Nhật - Hàn
Tiệc Bento/Teabreak phong cách Nhật – Hàn là kiểu tiệc nhẹ, tinh tế, được trình bày theo phong cách ẩm thực truyền thống của Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, mang đến trải nghiệm thanh lịch, nhẹ nhàng và chuẩn chỉnh từ hình thức đến nội dung.
Phong cách tối giản, tinh tế với các món ăn được trình bày đẹp mắt theo từng hộp hoặc khay cá nhân, thích hợp cho những buổi gặp gỡ nhẹ nhàng, sự kiện trong phòng họp.
Tiệc được bài trí tông màu nhẹ nhàng, đơn sắc (trắng – be – pastel hoặc đen – đỏ theo style Nhật); sử dụng khay gỗ, đũa, ly thủy tinh nhỏ, khăn vải,... tạo cảm giác trang nhã. Ngoài ra có thể kèm nến, hoa nhỏ, quạt giấy, đèn lồng, họa tiết truyền thống của Nhật – Hàn để tạo điểm nhấn.
Tiệc này thường được ưa chuộng vì phù hợp với văn hóa công sở hiện đại: Tối giản – tinh tế – hiệu quả. Đây là phong cách tiệc không cầu kỳ nhưng vẫn giữ được sự chỉn chu, chuyên nghiệp. Và có thể tổ chức ngay tại phòng họp, phòng pantry hoặc không gian chung, không cần thuê địa điểm lớn. Các phần ăn cũng có thể được thiết kế cá nhân hóa, phù hợp với từng phòng ban, cá nhân.
Phong cách tiệc này thường phù hợp: Họp nội bộ, hội thảo, training nhân sự; Tiệc chào đón/cảm ơn nhân viên, đón khách VIP; Workshop, họp báo hoặc sự kiện nhẹ nhàng.
5. Tiệc xanh – Thân thiện môi trường
Tiệc xanh – Thân thiện môi trường là hình thức tiệc được tổ chức với tinh thần bảo vệ môi trường, giảm rác thải và sử dụng các vật liệu bền vững, đồng thời vẫn đảm bảo sự trang trọng, ấm cúng và trải nghiệm trọn vẹn cho người tham dự. Phong cách này thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến môi trường và cộng đồng.
Tiệc thường sử dụng vật liệu tái chế, món ăn organic, cắt giảm rác thải nhựa. Ưu tiên món ăn thuần chay, hữu cơ, ít chế biến công nghiệp. Dùng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, ưu tiên nông sản sạch, địa phương. Hạn chế dùng bao bì nilon – các món ăn thường được phục vụ trực tiếp hoặc đựng trong hộp giấy, khay tre.
Tiệc này thường được nhiều văn phòng hiện nay áp dụng vì bắt kịp xu hướng CSR và ESG thể hiện trách nhiệm xã hội, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp có ý thức bền vững. Truyền cảm hứng sống xanh cho nhân viên khi tạo không khí tích cực, khuyến khích lối sống lành mạnh, tiết kiệm và thân thiện với môi trường. Đồng thời chi phí linh hoạt, dễ kiểm soát, không cần trang trí rườm rà, nhiều vật liệu có thể tái sử dụng – tiết kiệm chi phí lâu dài.
Phong cách tiệc này thường phù hợp với: Tiệc có thông điệp tích cực như Ngày Trái Đất; Tiệc công ty hướng đến xây dựng văn hóa xanh; Workshop, teabreak, tiệc chia tay nhẹ nhàng trong không gian mở.
6. Tiệc theo tone màu: Color-Themed Party
Đây là kiểu tiệc mà mọi yếu tố trang trí – từ phông nền, hoa, bóng bay, đồ ăn, nước uống, trang phục khách mời... – đều xoay quanh một hoặc một vài tone màu chủ đạo, ví dụ:
- Tone hồng pastel – dịu dàng, ngọt ngào
- Tone tím – sáng tạo, nghệ sĩ
- Tone vàng – cam – năng động, trẻ trung
- Tone xanh – trắng – chuyên nghiệp, mát mẻ
- Hoặc theo bảng màu cầu vồng (rainbow)
Ngoài ra còn có một số tên biến thể khác như:
- Monochrome party: Tiệc một màu duy nhất
- Rainbow party: Tiệc nhiều màu sắc, đặc biệt phổ biến trong dịp Pride
- Pastel party: Tiệc tone màu pastel nhẹ nhàng, thường được các văn phòng nữ chọn cho 8/3, sinh nhật
- Neon party: Tone màu rực rỡ – phù hợp tiệc trẻ trung, teambuilding
Phong cách tiệc này mang tính cá nhân hóa cao và dễ truyền tải thông điệp hoặc cảm xúc riêng biệt. Tiệc thường phù hợp tổ chức trong tháng tự hào Pride (tháng 6) hoặc các dịp truyền thông nội bộ về đa dạng giới tính; Workshop/teambuilding với chủ đề “Tôn vinh bản thân” hoặc “Mỗi người là một sắc màu”.
Cách chọn phong cách tiệc phù hợp cho văn phòng
Để lựa chọn phong cách tiệc phù hợp, bạn có thể dựa vào:
- Mục đích tổ chức: Kỷ niệm, cảm ơn, tri ân, truyền thông nội bộ hay gắn kết đội nhóm?
- Đối tượng tham gia: Nhân viên nội bộ, khách mời, ban lãnh đạo hay đối tác?
- Ngân sách: Có thể linh hoạt từ tiệc nhỏ đến quy mô lớn.
- Không gian: Trong nhà, ngoài trời, tại văn phòng hay thuê địa điểm riêng?
- Thông điệp truyền tải: Muốn truyền năng lượng, cảm xúc, sự sang trọng hay tính đổi mới?
Việc lựa chọn phong cách tiệc phù hợp không chỉ giúp buổi tiệc đẹp hơn về mặt hình ảnh, mà còn tạo ra trải nghiệm trọn vẹn về cảm xúc, thông điệp và kết nối giữa những người tham dự.
Xu hướng tiệc văn phòng hiện nay
Dựa trên dữ liệu tổ chức tiệc của hàng ngàn doanh nghiệp tại PITO, năm 2025 ghi nhận các xu hướng nổi bật sau:
1. Tiệc Mini nhưng có "gu"
Thay vì quá hoành tráng, nhiều văn phòng chọn tiệc nhỏ, tập trung vào trải nghiệm cá nhân hóa, decor tinh tế, món ăn ngon và chỉn chu. Slogan mới là: “Ít nhưng chất.”
Xu hướng “Tiệc Mini nhưng có gu” chính là kiểu tiệc quy mô nhỏ, thân mật nhưng được đầu tư về thẩm mỹ, trải nghiệm và thông điệp.
Tiệc mini nhưng có gu trở thành xu hướng vì tiết kiệm chi phí nhưng vẫn chạm, trải nghiệm thú vị; tăng kết nối thực sự thay vì “đông nhưng loãng”; dễ tổ chức thường xuyên trong văn phòng; phù hợp với văn hóa “sống chậm” và đề cao chất lượng cuộc sống.
Đặc điểm của “Tiệc mini nhưng có gu”:
- Số lượng người ít (thường từ 6–30 khách), phù hợp với không gian nhỏ như phòng họp, rooftop, studio hoặc khuôn viên văn phòng.
- Chú trọng vào trải nghiệm cá nhân hóa: menu tinh gọn nhưng ngon, quà tặng có ý nghĩa, concept rõ ràng.
- Trang trí có thẩm mỹ cao: tone màu nhất quán, decor đẹp mắt, "lên hình là có ảnh đẹp".
- Không cần rình rang – nhưng phải có chất: đúng tinh thần Gen Z & nhân viên văn phòng trẻ – ít nhưng chất, đơn giản nhưng vẫn "chạm".
2. Tiệc kết hợp wellness
Tiệc này còn có các tên gọi khác như: Tiệc chăm sóc sức khỏe, tiệc chữa lành, tiệc cân bằng thể chất và tinh thần.
Tiệc có concept nhẹ nhàng, thực đơn lành mạnh (healthy food), âm nhạc thư giãn, workshop nhỏ như yoga, thiền, hoặc vẽ tranh, làm gốm được đưa vào tiệc văn phòng giúp nhân viên thư giãn giữa guồng quay bận rộn.
Đặc điểm của tiệc kết hợp wellness:
- Không gian nhẹ nhàng, thư giãn: thường chọn tone màu xanh lá, trắng, be, hoặc thiên nhiên. Decor ưu tiên cây xanh, ánh sáng tự nhiên, mùi hương dễ chịu.
- Ẩm thực healthy: chọn thực đơn ít đường – ít dầu mỡ – nhiều rau củ – detox – nước ép – ngũ cốc – món chay/thuần chay.
- Hoạt động trải nghiệm nhẹ nhàng:
- Yoga, thiền ngắn
- Vẽ tranh thư giãn
- Làm tinh dầu/soap/handmade
- Massage thư giãn cổ – vai – gáy
- Góc chill đọc sách, viết thư cho bản thân
- Âm nhạc & mood: nhạc nhẹ, chill, acoustic hoặc tiếng thiên nhiên
Phong cách tiệc này phù hợp khi doanh nghiệp muốn tổ chức tiệc nội bộ có chiều sâu, không chỉ ăn uống mà còn tái tạo năng lượng. Các dịp như: Ngày sức khỏe tâm thần, Ngày Quốc tế Yoga; Sau các đợt cao điểm chạy deadline; Tiệc “thưởng” team sau dự án lớn; Teambuilding chữa lành, đặc biệt cho team sáng tạo, nhân sự, chăm sóc khách hàng.
3. Food station, DIY corner
Xu hướng tiệc Food Station (Quầy thực phẩm theo chủ đề) và DIY Corner (Góc tự tay làm) là một hình thức tổ chức tiệc hiện đại, tương tác cao.
Không chỉ ăn, dân văn phòng thích được “chơi” với đồ ăn – như quầy trà sữa tự pha, salad bar DIY, hay bánh cupcake tự trang trí.
Đặc điểm của phong cách tiệc này:
- Food Station (Quầy thực phẩm theo chủ đề): Thay vì phục vụ món ăn theo mâm/bàn hoặc buffet truyền thống, thực phẩm được chia thành nhiều quầy theo chủ đề như: Quầy sushi; Quầy bánh ngọt – bánh mì; Quầy nướng BBQ; Quầy salad/healthy; Quầy nước ép – mocktail – trà sữa. Có thể có đầu bếp chế biến tại chỗ (live cooking) – tăng yếu tố trình diễn.
- DIY Corner (Góc tự tay làm): Khách mời tự tay trang trí hoặc làm món nhỏ như: Tự làm bánh cupcake; Trang trí bánh cookie’ Mix ngũ cốc/yogurt; Pha chế mocktail; Tự làm quà (nến thơm, túi thơm, thiệp viết tay)
- Tiệc này thường được “ưu ái” lựa chọn vì tạo cảm giác vui, tự do lựa chọn, không nhàm chán; kích thích tương tác giữa khách mời và không gian tiệc; dễ thiết kế theo concept riêng biệt, mang dấu ấn thương hiệu.
4. Tiệc "xanh"
Đây là kiểu tiệc được tổ chức với mục tiêu giảm tác động tiêu cực đến môi trường, bằng cách tối ưu hóa nguyên vật liệu sử dụng, hạn chế rác thải và lựa chọn các yếu tố “xanh” từ đầu đến cuối.
Tiệc này là xu hướng hiện này vì:
- Bảo vệ môi trường sống, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về biến đổi khí hậu, rác thải nhựa
- Thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tạo thiện cảm mạnh mẽ với nhân viên, đối tác, truyền thông
- Cân bằng với xu hướng sống chậm, sống xanh, sống có ý nghĩa
- Tạo content đẹp và có chiều sâu, tiệc không chỉ “vui” mà còn “có câu chuyện”
Đặc điểm nổi bật của tiệc:
- Dụng cụ sử dụng thân thiện với môi trường: ly giấy tái chế, muỗng nĩa gỗ, lá chuối, hộp bã mía, vải thay cho nilon…
- Không dùng đồ nhựa dùng một lần (hoặc rất hạn chế)
- Menu xanh: ưu tiên rau củ quả, món chay, nguyên liệu theo mùa, địa phương để giảm carbon footprint
- Trang trí tái sử dụng: hoa khô, cây xanh, vật dụng decor có thể tái sử dụng hoặc tặng khách
- Không lãng phí thức ăn: chuẩn bị vừa đủ, nếu còn thừa thì được chia sẻ lại (zero food waste)
5. Immersive Party (Tiệc trải nghiệm nhập vai)
Đây là loại tiệc có bối cảnh, chủ đề rõ ràng như một “vũ trụ thu nhỏ” mà khách mời sẽ hóa thân thành nhân vật, tương tác với không gian và người khác như đang sống trong một bộ phim, vở kịch hoặc truyện cổ tích. Đây là loại tiệc phù hợp tiệc cuối năm, tiệc kỷ niệm, các team trẻ, sáng tạo, thích “cosplay nhẹ”, doanh nghiệp muốn đổi gió, startup trẻ, gây ấn tượng, tăng gắn kết.
Điểm đặc biệt của Immersive Party:
- Có kịch bản hoặc tuyến truyện nhẹ, để mọi người nhập vai
- Không gian và âm thanh được thiết kế theo chủ đề (ánh sáng, hiệu ứng...)
- Có thể có mini game tương tác, phân vai ngẫu nhiên (giống murder mystery)
- Tạo kỷ niệm sâu sắc, kích thích sự tham gia và kết nối
Một số concept Immersive Party phổ biến đang được nhiều văn phòng trẻ và doanh nghiệp quốc tế lựa chọn:
- Gatsby Party: Lấy cảm hứng từ thập niên 1920 với ánh đèn vàng, jazz cổ điển và thời trang quý phái. Khách mời hóa thân thành các quý ông, quý cô sang trọng trong bữa tiệc xa hoa.
- Mafia Night: Mỗi người sẽ được “phân vai” như trùm mafia, cảnh sát ngầm, dân thường… và cùng nhau chơi trò suy luận hấp dẫn trong không gian bí ẩn, ngập tràn drama.
- Vũ hội hoàng gia (Royal Ball): Dạ tiệc trang trọng, mọi người khoác lên mình những bộ váy dạ hội, vest chỉn chu, cùng khiêu vũ hoặc chụp ảnh trong khung cảnh cung điện lộng lẫy.
- Alice in Wonderland: Không gian cổ tích rực rỡ, nơi mỗi người hóa thân thành nhân vật trong xứ sở thần tiên – như Alice, thỏ trắng, mèo Cheshire...
- Tiệc điện ảnh/series nổi tiếng: Ví dụ như Squid Game (phiên bản hài hước, an toàn), Harry Potter, Stranger Things… tạo cảm giác mới mẻ và kích thích trí tưởng tượng.
Những concept này không chỉ giúp tiệc trở nên hấp dẫn mà còn là cơ hội để gắn kết nhân viên thông qua trải nghiệm sáng tạo, nhập vai vui nhộn.
6. Lunch and Learn Party
Đây là một buổi ăn trưa kết hợp chia sẻ kiến thức diễn ra ngay tại công ty hoặc không gian event nhỏ. Mọi người vừa thưởng thức bữa trưa (bento box, teabreak, finger food…), vừa nghe một chủ đề thú vị như: Kỹ năng mềm: quản lý thời gian, giao tiếp hiệu quả; Chăm sóc sức khỏe tinh thần/thể chất; Chia sẻ chuyên môn, đào tạo nội bộ; Truyền cảm hứng từ chuyên gia, khách mời bên ngoài
Xu hướng này được ưa chuộng vì tiết kiệm thời gian, không chiếm nhiều giờ làm việc; kết nối nội bộ hiệu quả; Tăng giá trị cho tiệc, không chỉ là ăn uống, còn giúp phát triển bản thân; linh hoạt tổ chức với không gian nhỏ, chi phí hợp lý
Loại tiệc này phù hợp với doanh nghiệp chú trọng phát triển nhân viên; Văn phòng có nhịp làm việc bận rộn, muốn tổ chức mini event chất lượng; Các team HR, Admin muốn tổ chức sự kiện “có tâm – có gu”.
Tiệc không chỉ là dịp để ăn mừng, mà còn là cách doanh nghiệp thể hiện “chất” riêng của mình. Lựa chọn đúng phong cách tiệc sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp hiệu quả, giữ chân nhân sự và tạo nên những khoảnh khắc khó quên.
Bạn đang tìm phong cách tiệc phù hợp cho dịp sắp tới? Hãy để PITO đồng hành cùng bạn từ khâu lên ý tưởng, chọn món ăn, decor cho đến vận hành trọn gói.