Những ngày hè, Ngày quốc tế Thiếu nhi 1/6, Trung thu… là “cái cớ” tuyệt vời để các doanh nghiệp, công đoàn thể hiện sự quan tâm đến con em của cán bộ, nhân viên bằng cách tổ chức những ngày hội thiếu nhi thật sôi động và hấp dẫn. Tuy nhiên, việc lên ý tưởng và tổ chức một chương trình thành công đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, công sức và cả sự sáng tạo.
Bài viết này PITO sẽ tổng hợp những ý tưởng độc đáo và sáng tạo để tổ chức ngày hội thiếu nhi cho con em nhân viên, tạo nên một hoạt động thật đặc biệt và đáng nhớ cho các bé cũng như nhân viên của mình. Với đa dạng những ý tưởng phù hợp với mọi lứa tuổi và sở thích, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được những hoạt động phù hợp nhất cho chương trình cũng như ngân sách của công ty.
1. Trải nghiệm sân khấu nghệ thuật truyền thống
Hiện nay, giữa muôn vàn những bài hát hiện đại, hàng ngàn tựa game điện tử, hàng trăm ứng dụng xem video hút mắt, những trải nghiệm sân khấu nghệ thuật truyền thống đã trở nên trầm lắng hơn rất nhiều đối với các bố mẹ và xa lạ hơn với các em bé. Tổ chức một buổi hoặc một ngày trải nghiệm, thưởng thức văn hóa nghệ thuật truyền thống như cách làm mới “món ăn tinh thần” đã cũ mà nhân sự công ty bạn có thể cân nhắc cho ngày hội thiếu nhi năm nay.
Bên cạnh những giá trị về mặt giáo dục cho thế hệ mầm non, những trải nghiệm sân khấu văn hóa nghệ thuật truyền thống giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng mềm như: giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, giúp trẻ tự tin và hòa đồng hơn. Hoạt động này tạo cơ hội để gắn kết giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ và con cái cùng nhau tham gia các hoạt động, chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ. Ngoài ra, đây cũng là cách tạo dựng hình ảnh công ty văn hóa, có trách nhiệm xã hội.
Để tổ chức một ngày hội thiếu nhi đậm đà bản sắc văn hóa, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau:
- Chọn chủ đề phù hợp với độ tuổi, sở thích của trẻ em và điều kiện của công ty. Một số gợi ý về chủ đề như: Múa rối nước, múa lân, hát chèo, hát tuồng, hát cải lương, kịch, xiếc...
- Lựa chọn địa điểm: Bạn cần tính toán địa điểm phù hợp với chủ đề và số lượng trẻ em tham gia. Bên cạnh đó, khoảng cách di chuyển và phương tiện di chuyển cũng cần được cân nhắc. Một số gợi ý về địa điểm như:- Tại Hà Nội: Nhà hát Múa Rối Thăng Long, Nhà hát Múa Rối Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam…- Tại TP.HCM: Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Múa Rối Nước Rồng Phương Nam, Nhà hát Nghệ Thuật Phương Nam…
Nếu công ty của bạn có phần hạn chế về ngân sách, hãy cân nhắc đến việc mời các đoàn nghệ sĩ về biểu diễn ngay tại văn phòng công ty.
- Lên kế hoạch hoạt động: Lên kế hoạch chi tiết cho các hoạt động trong ngày trải nghiệm, bao gồm:- Các hoạt động tìm hiểu về văn hóa nghệ thuật truyền thống.- Các hoạt động trải nghiệm thực tế.- Các hoạt động vui chơi giải trí.
- Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị cần thiết cho các hoạt động trong ngày trải nghiệm.
- Tìm kiếm nguồn nhân lực: Tìm kiếm nguồn nhân lực có chuyên môn về văn hóa nghệ thuật truyền thống để hướng dẫn trẻ em.
- Quảng bá chương trình: Bạn cần thông tin chương trình đến với cán bộ, nhân viên để có sự chuẩn bị chỉn chu về tinh thần, trang phục phù hợp.
2. Tham gia workshop trải nghiệm làm gốm
Khoảng 1 - 2 năm trở lại đây, các workshop làm gốm trở nên “trend” hơn, thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia. Hoạt động này các công ty có thể cân nhắc để tổ chức ngày hội thiếu nhi cho các “nhân viên nhí” vì đây là “bộ môn nâng cấp” của trò đất nặn tuổi thơ, giúp các bé phát triển các kỹ năng sáng tạo, khéo léo và kiên nhẫn. Đồng thời giúp trẻ hiểu biết hơn về nghệ thuật làm gốm truyền thống lâu đời. Với các đồng nghiệp, đây cũng là hoạt động thú vị để “teamwork” ra một sản phẩm độc - lạ, đáng nhớ.
Để tổ chức được một buổi workshop làm gốm thú vị, bạn cần lưu ý vài điều sau:
- Lựa chọn địa điểm: Bạn cần cân nhắc địa điểm phù hợp với số lượng trẻ em tham gia và có không gian rộng rãi để trẻ em có thể thoải mái hoạt động. Một số gợi ý về địa điểm như: Xưởng gốm truyền thống, các cửa hàng làm gốm hay có thể liên hệ các đơn vị tổ chức làm gốm ngay tại văn phòng.
- Lên kế hoạch hoạt động: Bạn cần có kế hoạch chi tiết cho một ngày làm gốm, ví dụ:
- Các hoạt động tìm hiểu về nghệ thuật làm gốm: Giới thiệu về lịch sử, văn hóa và kỹ thuật làm gốm truyền thống của Việt Nam.
- Các hoạt động trải nghiệm thực tế: Hướng dẫn trẻ em cách nặn gốm, tạo hình, trang trí gốm.
- Hoạt động bổ trợ như thi đua làm gốm theo chủ đều, lập nhóm (team) theo gia đình hoặc team bố mẹ, team con yêu… - Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị cần thiết cho các hoạt động trong ngày trải nghiệm, bao gồm: Bàn xoay gốm, đất sét, dụng cụ nặn gốm, màu vẽ gốm…
- Tìm kiếm nguồn nhân lực: Hãy đảm bảo nhân lực hướng dẫn có chuyên môn về nghệ thuật làm gốm để hướng dẫn trẻ em. Nếu trải nghiệm tại chính làng gốm - nơi có các nghệ nhân hướng dẫn, bạn cũng không cần lo lắng quá vấn đề này. Tuy nhiên, nếu muốn tổ chức tại văn phòng hoặc các cửa hàng, bạn cần lựa chọn và tìm hiểu kỹ vấn đề này. Một số đơn vị bạn có thể tham khảo như: Hiên Concept, Gốm Sài Gòn…
3. Cuộc thi thể thao
Các hoạt động thể chất, thể dục thể thao là cơ hội tuyệt vời để “cách ly” cả gia đình ra khỏi những thiết bị điện tử cũng như áp lực học hành, công việc. Các hoạt động thể thao giúp cả gia đình cùng nhau vận động, tăng cường sức khỏe cũng như rèn luyện tính đồng đội rất hiệu quả.
Hoạt động thể thao để vui, ý nghĩa và có tính hiệu quả cao đòi hỏi bạn cần có một kế hoạch chi tiết và rõ ràng. Một số gợi ý tổ chức cuộc thi thể thao bạn có thể tham khảo như sau:
- Xác định đối tượng tham gia và bộ môn thi đấu:- Độ tuổi: Chia thành các nhóm tuổi phù hợp để đảm bảo tính công bằng trong thi đấu.- Số lượng: Dự kiến số lượng trẻ em tham gia để chuẩn bị- Lựa chọn các môn thi phù hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ em như: chạy, nhảy, bơi lội, bóng đá, cầu lông,...- Có thể thi cá nhân hoặc đồng đội.
- Chuẩn bị:- Lựa chọn không gian, khu vực thi đấu rộng rãi, an toàn và đảm bảo các điều kiện cần thiết cho từng môn thi.- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị thi đấu.- Tìm kiếm các bạn có chuyên môn về thể thao để làm trọng tài, giám sát và hỗ trợ thi đấu.
- Tham khảo các kịch bản, xây dựng timeline chương trình rõ ràng, ví dụ:8:00 - 8:30: Đón trẻ em và phụ huynh đến8:30 - 9:00: Lễ khai mạc cuộc thi.9:00 - 11:00: Thi đấu các môn cá nhân.11:00 - 11:30: Giải lao, thưởng thức thức ăn nhẹ.11:30 - 12:30: Thi đấu các môn theo đội.12:30 - 13:00: Lễ trao giải thưởng.13:00: Kết thúc chương trình.
Khi tổ chức các hoạt động thể thao, bạn cũng nên lưu ý kĩ các vấn đề như: An toàn trong thể thao, các giải thưởng phù hợp, đồ ăn thức uống, phương án dự phòng khi thời tiết xấu…
4. Trải nghiệm workshop làm bánh, nấu ăn
Nhắc tới bánh kẹo, kem, sinh tố hay bất kì đồ ăn thức uống nào thì các em bé hầu hết cũng đều mê tít. Nhưng nếu chỉ là ăn uống đơn thuần thì đây có có vẻ là ý tưởng “hơi cũ”. “Nắm thóp” được sở thích mê ăn uống, tại sao công ty bạn không tổ chức một buổi workshop nấu nướng để các bố mẹ và bé con tự làm ra những món bánh, kẹo thơm ngon?
Nấu nướng không chỉ đem lại niềm vui, sự mới mẻ trong tâm hồn trẻ thơ mà đây còn là cách giúp trẻ rèn luyện được những kỹ năng sống cần thiết. Các phụ huynh cũng có thể giao lưu, chia sẻ những mẹo hay (tips) nấu ăn, sơ chế thực phẩm hữu ích. Thêm nữa, với tư cách là “người trong nghề”, PITO đảm bảo là làm workshop nấu ăn, làm bánh ai cũng sẽ có nhiều ảnh đẹp mang về “sống ảo”.
Tương tự các ý tưởng trên, việc tổ chức workshop làm bánh, nấu ăn cũng nên được lên kế hoạch và tính toán kỹ càng. Đây là một số “gạch đầu dòng” bạn tham khảo:
- Lựa chọn món bánh/món ăn:
- Công ty nên chọn các món bánh/món ăn đơn giản, dễ làm và phù hợp với sở thích của trẻ em.
- Có thể tham khảo một số món bánh/món ăn như: bánh quy, bánh cupcake, salad trái cây, xúp… - Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ:
- Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ bếp cần thiết cho các hoạt động làm bánh/nấu ăn.
- Chuẩn bị tạp dề, mũ, khẩu trang cho trẻ em. - Chọn địa điểm và cách thực hiện: Bạn có thể liên hệ các nhà hàng, quán ăn để tổ chức workshop nấu ăn cho các em bé và bố mẹ. Tuy nhiên, để tiết kiệm về ngân sách và thời gian di chuyển hơn, bạn có thể liên hệ các đơn vị chuyên về ăn uống văn phòng, tổ chức workshop tận nơi để bố trí chương trình ngay tại văn phòng.
Sau khi có thành phẩm, hãy cân nhắc tổ chức một buổi giao lưu văn nghệ, chụp ảnh lưu niệm và thưởng thức món bánh tự tay các gia đình tạo ra. Công ty cũng có thể bày trí thêm một khu vực tiệc Tea Break với menu bắt mắt cùng cách trang trí tiệc gần gũi với trẻ em như Harry Potter, Rừng xanh, Đồng quê Việt Nam…
Tiệc mùa hè, làm gì để nhân viên “enjoy moment”?
Tổ chức Ngày hội thiếu nhi sôi động, hấp dẫn là một cách tuyệt vời để mang đến niềm vui, tiếng cười và những kỷ niệm khó quên cho các bé. Đồng thời đây cũng một trong những chế độ phúc lợi hấp dẫn, giúp doanh nghiệp xây dựng Employer Branding hiệu quả. Hy vọng những ý tưởng được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn tổ chức một ngày hội thiếu nhi thật ý nghĩa và thành công.