Ngày cảm ơn nhân viên là gì? Gợi ý 20 ý tưởng và kế hoạch tổ chức chi tiết thumbnail

Ngày cảm ơn nhân viên là gì? 20 ý tưởng và kế hoạch tổ chức chi tiết [Tải mẫu thiệp]

Hồng Như
phút
03/07/2024
Hồng Như
phút
03/07/2024

Bạn có biết ngày thứ sáu cuối cùng của tháng 7 hàng năm đã và đang được chọn là “Ngày cảm ơn nhân viên”?

Hiện ngày này được sự hưởng ứng của đông đảo các công ty, doanh nghiệp như một cách ghi nhận và tôn vinh những nỗ lực, cống hiến của người lao động. Cùng PITO tìm hiểu chi tiết hơn về “Ngày cảm ơn nhân viên” và thử áp dụng tại đơn vị của bạn nhé!

Ngày cảm ơn nhân viên là gì?

Từ những năm 1995, Tiến sĩ Bob Nelson - thành viên sáng lập của Recognition Professionals International (RPI - hiệp hội nghề nghiệp đại diện cho người lao động trong lĩnh vực nhân sự) đã đề xuất lấy ngày thứ sáu đầu tiên của tháng 3 làm ngày Tri ân nhân viên (Employee Appreciation Day). Hiện ngày này đang được tổ chức rộng rãi tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác trên thế giới.

Riêng tại Việt Nam, từ năm 2022, Cộng đồng Học làm sếp đã phát động một sự kiện tương tự với tên gọi “Ngày cảm ơn nhân viên”. Trong ngày này, các công ty thường gửi thiệp cảm ơn; tổ chức tiệc; khen thưởng, vinh danh những nhân viên có thành tích xuất sắc…

Hiện “Ngày cảm ơn nhân viên” ở nước ta được các công ty hưởng ứng và tổ chức vào thứ sáu cuối cùng của tháng 7 hàng năm.

20 ý tưởng tổ chức hoạt động trong Ngày cảm ơn nhân viên

Không chỉ tặng thiệp, tặng quà và khen thưởng, trong “Ngày cảm ơn nhân viên” các đơn vị có thể làm được nhiều hơn thế, trong bài viết với chủ đề tương tự Ý tưởng tổ chức Appreciation Day tri ân nhân viên, PITO đã gợi ý 15 hoạt động thú vị, mới lạ và dễ chuẩn bị, bao gồm:

  • Tổ chức tiệc tri ân, tiệc cảm ơn với nhiều món ăn ngon
  • Tặng nhân viên một buổi massage hoặc spa tại văn phòng
  • Gửi lời cảm ơn đến nhân viên qua bưu thiếp viết tay
  • Cùng thực hiện bức tường tri ân (Gratitude Wall)
  • Tặng quà bất ngờ cho nhân viên
  • Tổ chức một chuyến du lịch hoặc dã ngoại
  • Cùng xem phim hoặc nghe nhạc thư giãn tại công ty
  • Mang xe trà sữa vào văn phòng
  • Thực hiện video tri ân
  • Để nhân viên tự chọn nơi làm việc theo sở thích
  • Tiệc “Happy Hour”
  • Cùng nhau xem hài độc thoại
  • Tổ chức workshop DIY
  • Cả công ty cùng chơi boardgame
  • Mang máy chơi game vào văn phòng

Trong khuôn khổ bài viết này, PITO tiếp tục gợi ý đến bạn những ý tưởng sáng tạo và phù hợp với nhu cầu, tâm lý của nhân viên hơn. Bởi suy cho cùng, mục đích của “Ngày cảm ơn nhân viên” nói riêng, các hoạt động, sự kiện cảm ơn nhân viên nói chung đều hướng đến giúp nhân viên cảm thấy vui vẻ, thoải mái, khích lệ tinh thần làm việc và xây dựng môi trường công sở lành mạnh, tích cực hơn.

1. Tổ chức ngày hội sức khỏe

Như một cách để quan tâm, chăm sóc sức khỏe nhân viên và khuyến khích các bạn để tâm hơn đến các biểu hiện sức khỏe của bản thân, trong thứ sáu cuối cùng của tháng 7, công ty tổ chức ngày hội sức khỏe. PITO tin rằng đây sẽ là hoạt động cảm ơn nhân viên mang nhiều giá trị thiết thực.

Tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên

Ảnh: Freepik

Trong ngày này, bộ phận tổ chức sẽ lên kế hoạch cho một số hoạt động như:

  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát cho nhân viên
  • Tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng, tâm lý 1:1 từ bác sĩ/chuyên gia uy tín
  • Buổi workshop, talkshow về chủ đề sức khỏe (cả thể chất lẫn tinh thần)
  • Cung cấp các bữa ăn hoặc tặng các loại thực phẩm healthy…
  • Buổi training về nấu ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe hằng ngày. 

Tuỳ vào thực tế tại công ty với số lượng nhân viên, ngân sách cũng như các phúc lợi, văn hoá, bạn xây dựng hoạt động này một cách phù hợp. Có thể tổ chức trực tiếp tại khuôn viên công ty xuyên suốt cả ngày với nhiều hoạt động, gian hàng; hợp tác với các bệnh viện và tổ chức tại đó; chia nhỏ hoạt động trong tuần lễ cảm ơn nhân viên hoặc để các bạn tự chủ thời gian đến khám sức khỏe tại bệnh viện mà công ty đã chọn và chi trả chi phí…

2. Chỉ làm việc 0.5 ngày hoặc đi trễ/về sớm hơn

Đây là ý tưởng không mới, đã được nhiều đơn vị áp dụng trong “Ngày cảm ơn nhân viên” cũng như là món quà cho nhiều dịp lễ, sự kiện khác trong năm. Tùy theo tính chất công việc tại từng phòng ban và quy định, phúc lợi chung của công ty, bạn có thể triển khai ý tưởng này theo một số cách sau:

  • Nghỉ 0.5 ngày, hưởng nguyên lương trong ngày thứ sáu cuối cùng của tháng 7
  • Nghỉ 0.5 ngày, hưởng nguyên lương trong bất cứ ngày nào của tuần cuối tháng 7 (sắp xếp theo tính chất công việc, báo trước lịch với quản lý và bộ phận nhân sự).
  • Về sớm hoặc đi trễ hơn so với quy định từ 1 - 2 tiếng.
  • Nghỉ trưa nhiều hơn mọi ngày

Ngoài ra, bộ phận tổ chức có thể kết hợp thêm một số hoạt động khác trước, trong hoặc sau thời gian nhân viên về sớm hoặc trễ, chẳng hạn: mời mọi người dùng bữa trưa và được nghỉ cả buổi chiều; tổ chức tiệc Tea Break, Happy Hour để nhân viên cùng ăn uống, kết nối hoặc chuẩn bị bữa sáng tại văn phòng để nhân viên dù đến trễ vẫn không bỏ bữa.

John Hunt cảm ơn nhân viên

Ảnh: Thái Hà tuyển dụng - CEO Công ty John Hunt

3. Tự chọn một món quà

Trong “Ngày cảm ơn nhân viên", ý tưởng này vừa là một món quà cảm ơn ý nghĩa vừa thể hiện sự trân trọng và quan tâm đến nhu cầu và sở thích riêng của từng cá nhân. Việc để các bạn tự chọn quà theo mong muốn tưởng chừng đơn giản và dễ thực hiện, song để hoạt động này thực sự ấn tượng và ý nghĩa, PITO mách bạn thêm vài ý:

  • Lập danh sách quà tặng: Danh sách này nên dao động từ 10 - 20 món quà, trong phạm vi đáp ứng của công ty, cả quà hiện vật và mang giá trị tinh thần để nhân viên có nhiều sự lựa chọn.
  • Cách triển khai: Gửi form (biểu mẫu) để nhân điền thông tin và món quà muốn nhận; bộ phận tổ chức chuẩn bị sẵn và để nhân viên chọn trực tiếp; chọn và tặng quà chéo (nhân viên A sẽ chọn quà để tặng nhân viên B);...
  • Nếu chọn trước, công ty sẽ bất ngờ gửi đến tận nhà nhân viên hoặc bí mật đặt trên bàn làm việc; nếu chọn trực tiếp thì lồng ghép với các hoạt động khác tạo nên buổi tiệc cảm ơn và trao - tặng quà đầy phấn khởi và gắn kết.

Dù áp dụng hình thức nào thì bộ phận tổ chức (HR, Admin, truyền thông nội bộ…) cũng nên truyền đạt rõ thông điệp và ý nghĩa của “Ngày cảm ơn nhân viên”, từ đó tạo động lực và tăng cường tinh thần đồng đội trong tập thể.

4. Các hoạt động “healing” tại văn phòng

Bên cạnh workshop DIY như đã nêu ở bài trước, công ty có thể “cảm ơn nhân viên” bằng nhiều hoạt động “healing - chữa lành” khác, ngay tại văn phòng. Cảm giác nơi làm việc với những con số, deadline, những buổi họp căng thẳng trở thành nơi “healing” chắc hẳn sẽ mang đến nhiều cảm xúc mới lạ cho nhân viên.

Hoạt động vẽ tranh "chữa lành" cho nhân viên

Ảnh: Legend Art The Tresor

Một số hoạt động phù hợp để “healing” trong “Ngày cảm ơn nhân viên” như:

  • Vẽ tranh: bộ phận tổ chức kết nối với các đơn vị chuyên tổ chức workshop vẽ tranh để thực hiện hoạt động này. Thông thường họ sẽ chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và có kinh nghiệm bố trí không gian, kèm theo người hướng dẫn.
  • Workshop làm nến thơm, xà phòng, các sản phẩm handmade hoặc cắm hoa: đây là các hoạt động dễ tổ chức, dễ thực hiện phù hợp với mọi không gian và giúp người tham gia thư giãn, thoải mái cũng như sống trọn trong từng khoảnh khắc tỉ mỉ, chăm chút tạo ra sản phẩm.
  • Thiết kế quầy bar, buổi acoustic “chill chill”: không chỉ những bữa tiệc với nhiều món ăn ngon hay các hình thức Livestation xe kem, xe trà sữa… trong “Ngày cảm ơn nhân viên” các công ty vẫn có thể mang quầy bar với các món cocktail, mocktail, trái cây, snack ăn vặt cùng một chút âm nhạc… để tất cả nhân viên cũng thư giãn, trải nghiệm không khí đặc biệt tại văn phòng.

5. Cảm ơn trực tiếp

Nếu như các ý tưởng phía trên bộ phận Nhân sự sẽ trực tiếp phụ trách và triển khai thì với ý tưởng này, các bạn chỉ đóng vai trò tham mưu, đề xuất, ban lãnh đạo và các quản lý cấp trung, quản lý trực tiếp (team leader) sẽ là người thực hiện. Bởi suy cho cùng, mục đích cốt lõi của “Ngày cảm ơn nhân viên” vẫn là lời cảm ơn chân thành, trân trọng từ công ty gửi đến các bạn ấy. 

Một số cách có thể áp dụng để các sếp gửi lời cảm ơn trực tiếp đến nhân viên:

  • Trong buổi tiệc cảm ơn, đại diện ban lãnh đạo sẽ phát biểu cảm ơn, chia sẻ và ghi nhận những đóng góp, thành tích của nhân viên.
  • Đến từng phòng ban/khu vực làm việc của từng team để kết nối, thăm hỏi và cảm ơn từng cá nhân.
  • Dùng bữa (ăn trưa/ăn tối) thân mật với từng bộ phận trong tuần lễ cảm ơn nhân viên - tuần cuối cùng của tháng 7. Đây vừa là dịp để trực tiếp nói lời cảm ơn vừa là dịp lắng nghe những chia sẻ, nguyện vọng của nhân viên để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của các bạn.


  • Trên thực tế, nhiều khách hàng của PITO như Ahamove hay FWD trong những buổi tiệc đặc biệt, ban lãnh đạo và anh chị quản lý cấp cao sẽ mang tạp dề và trực tiếp những bị các phần ăn gửi đến nhân viên như một lời cảm ơn đặc biệt.

Cần làm gì khi tổ chức “Ngày cảm ơn nhân viên”?

Như bất kỳ sự kiện, ngày kỷ niệm nào khác, để tổ chức “Ngày cảm ơn nhân viên” một cách chỉn chu và ấn tượng, bộ phận tổ chức cần có sự chuẩn bị và kế hoạch rõ ràng.
Với 6 bước cơ bản dưới đây, PITO sẽ giúp bạn tổ chức ngày này một cách nhanh hơn.

Bước 1: Thống nhất ý tưởng, chủ đề

Bạn và công ty có thể chọn 1 trong 20 ý tưởng PITO đã gợi ý phía trên hoặc thực hiện các hoạt động khác hơn. Để tăng phần ấn tượng và thuận tiện cho các hoạt động truyền thông, dù là nội bộ hay hướng đến xây dựng thương hiệu, bạn nên đề xuất và chọn một chủ đề phù hợp.

Bên cạnh việc thể hiện rõ thông điệp của “Ngày của cảm ơn nhân viên”, ý tưởng, chủ đề cần phản ánh đúng giá trị và văn hóa công ty, đồng thời mang lại sự hứng khởi và gắn kết cho nhân viên. Bước này nên được chuẩn bị và thực hiện ngay từ đầu tháng 7, hoặc sớm hơn theo kế hoạch hoạt động của công ty.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch chi tiết (kèm ngân sách)

Sau khi lựa chọn và thống nhất chủ đề, bộ phận tổ chức tiếp tục triển khai kế hoạch chi tiết. Tuỳ theo ý tưởng bạn muốn triển khai, kế hoạch này có thể sẽ rất đơn giản hoặc đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị. Chẳng hạn, bạn muốn tổ chức tiệc cảm ơn - hoạt động chỉ xoay quanh trong vài tiếng với 2 phần chính: tiệc ăn uống và chia sẻ/vui chơi; song nếu bạn tổ chức ngày hội sức khoẻ, quá trình chuẩn bị cùng với kế hoạch sẽ gồm nhiều phần, mục và công việc hơn.

Quá trình xây dựng kế hoạch nên được thực hiện song song với lập ngân sách, phân công nhân sự một cách chi tiết, rõ ràng. Trong khuôn khổ “Ngày cảm ơn nhân viên" dành cho nhân viên trong công ty cùng các ý tưởng, hoạt động dễ triển khai, bước này có thể thực hiện trước sự kiện khoảng 3 tuần.

Bước 3: Chuẩn bị quà tặng/làm việc với đối tác

Tùy theo ý tưởng cảm ơn nhân viên, tại bước số 3 bộ phận tổ chức sẽ linh hoạt thực hiện. Tuy nhiên, bước này nghiêng về các công tác hậu cần trước sự kiện, bao gồm một số hoạt động như:

  • Tìm kiếm, liên hệ và thống nhất công việc với các đối tác có liên quan.
  • Lên danh sách, tìm đơn vị cung cấp và chuẩn bị quà tặng hoặc thiết kế, in ấn các giấy khen, thiệp cảm ơn.
  • Chọn khu vực/địa điểm tổ chức; lên ý tưởng bày trí, trang trí không gian
  • Kết nối với các nhân sự có liên quan đến ý tưởng như sự tham gia của lãnh đạo với vai trò cụ thể, nhân sự đóng góp tiết mục văn nghệ hoặc làm “đại sứ” truyền động lực cho đội ngũ…

Bước 4: Truyền thông (hoặc thông báo) đến nhân viên

Thực hiện truyền thống đến nhân viên

Trong kế hoạch tổ chức sự kiện, đây được xem là bước làm quan trọng. Song trên thực tế làm việc cùng nhiều khách hàng là các công ty, doanh nghiệp, PITO nhận thấy bộ phận tổ chức chưa truyền thông đồng bộ và có kế hoạch.Một thông báo qua email hoặc tin nhắn trên nền tảng làm việc vẫn chưa đủ để truyền thông về “Ngày cảm ơn nhân viên” cùng những chuẩn bị chu đáo của bộ phận tổ chức, thay vào đó, PITO khuyến khích các bạn xây dựng một kế hoạch truyền thông nhỏ cho sự kiện này. Kế hoạch sẽ bao gồm một số hạng mục, tuyến bài sau:

  • “Ngày cảm ơn nhân viên” là gì? Tại sao năm nay công ty tổ chức: nhằm giúp tất cả nhân viên nhận biết về dịp này và hiểu sự trân trọng, quan tâm của công ty dành cho các bạn.
  • Khảo sát mong muốn của nhân viên về dịp này hoặc bật mí “úp mở” sự chuẩn bị của công ty.
  • Thông báo chính thức về ý tưởng cảm ơn nhân viên và kế hoạch tổ chức (kèm thông tin thời gian, địa chỉ…).
  • Recap về sự kiện bằng hình ảnh, video về những khoảnh khắc đẹp (lồng ghép form khảo sát cảm nhận của nhân viên).
  • Duy trì thông điệp truyền thông và liên tục nhắc lại trong các bài đăng/thông báo một cách khéo léo.

Bước 5: Chuẩn bị và triển khai

Bước này cần được bắt đầu thực hiện ít nhất 3 ngày trước sự kiện, bao gồm mọi quá trình kiểm tra, xác nhận với đối tác, nhà cung cấp về các hạng mục, đảm bảo mọi thứ đang suôn sẻ. Một cuộc họp với các nhân sự tham gia hoạt động là cần thiết để báo cáo quá trình chuẩn bị, thống nhất về phạm vi công việc và kế hoạch triển khai chính thức.

Với việc chuẩn bị kỹ lưỡng và triển khai hợp lý, PITO tin rằng “Ngày cảm ơn nhân viên" tại đơn vị bạn sẽ diễn ra thành công và đem lại những trải nghiệm tích cực cho tất cả nhân viên.

Bước 6: Đánh giá và lan tỏa

Bên cạnh việc thu thập phản hồi, cảm nhận và trải nghiệm của nhân viên để rút kinh nghiệm, cải thiện cho những sự kiện sau, việc lan tỏa tinh thần cảm ơn cũng cần được thực hiện.

Như trong kế hoạch truyền thông đã đề cập ở bước 4, dù là lần đầu đơn vị bạn tổ chức “Ngày cảm ơn nhân viên" hay đã nhiều lần thì sau sự kiện và xuyên suốt sau này, thông điệp về sự cảm ơn cũng nên được duy trì và lan toả đồng bộ trong văn hoá công ty. “Nhân viên sẽ có động lực và làm việc chăm chỉ hơn nếu người quản lý biết nói lời “cảm ơn" đúng lúc” - Harvard Health.

Top 10 nhóm quà thiết thực cảm ơn nhân viên

Những món quà tặng nhân viên hữu ích
  1. Thẻ quà tặng: voucher spa, gym, ăn uống, mua sắm hoặc các gói premium: Youtube, Netflix, Spotify, Fonos
  2. Sản phẩm handmade, cá nhân hóa: tranh vẽ, đèn led, túi len móc tên
  3. Sản phẩm giúp bảo vệ môi trường: bộ hộp cơm, túi đựng cơm giữ nhiệt; bình giữ nhiệt; túi vải đi chợ; thùng phân loại rác…
  4. Sản phẩm công nghệ phục vụ công việc: tai nghe chống ồn; bộ chuột, giá đỡ laptop; bộ chuyển đổi bàn đứng; bộ sạc không dây…
  5. Quà tặng nâng cấp cuộc sống văn phòng: bộ chăn gối ngủ; ly, cốc uống nước; cây xanh để bàn; máy hút bụi mini;
  6. Khóa học online hoặc khóa training 1:1 về chuyên môn hoặc vấn đề nhân viên quan tâm
  7. Chăm sóc sức khỏe: dụng cụ tập thể dục (thảm yoga, tạ, dây kháng lực…); trang phục thể thao; gói kiểm tra sức khoẻ; máy massage mặt, massage cổ vai gáy…
  8. Quà tặng trải nghiệm: vé tham quan, nghỉ dưỡng; hoạt động vui chơi giải trí như xem phim, nghe hòa nhạc; các suất tham gia lớp nấu ăn, làm bánh, làm gốm, vẽ tranh…
  9. Sản phẩm sử dụng trong gia đình: Bộ dụng cụ ăn uống đồ ăn; các sản phẩm phục vụ nấu nướng và làm bếp; thiết bị gia dụng như nồi chiên không dầu, máy ép chậm…
  10. Quà tặng ăn uống: gift-box tea break; giỏ trái cây; combo trà sữa kèm hoa; healthy-box với loại thực phẩm dinh dưỡng

Với 20 ý tưởng tổ chức “Ngày cảm ơn nhân viên” cùng hướng dẫn tổ chức và quà tặng vừa nêu, hy vọng sẽ giúp bạn rút ngắn quá trình chuẩn bị và dễ dàng tổ chức sự kiện này cho công ty. Mong nhận được thật nhiều bình luận về “Ngày cảm ơn nhân viên” tại công ty, doanh nghiệp của các bạn!

Hồng Như

Chiếc bánh Tea break xinh xắn, bàn Buffet sang trọng luôn có sự thu hút lớn với Như. Trước là vì món ngon nhưng sau là vì những giá trị về văn hoá, ẩm thực thú vị. Chọn con đường viết lách chuyên nghiệp nghiêng về ẩm thực và Catering, Như tin các bài viết của mình tại PITO có thể truyền cảm hứng đến bạn, đồng hành cùng bạn trên hành trình tìm kiếm các giải pháp, dịch vụ ăn uống cho doanh nghiệp.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}


Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]

Đăng ký nhận Newsletter từ PITO

>