Cải thiện tư duy tích cực với 8 bài học trong “The Power of Positive Thinking”

Phạm Đông Huy
phút
29/05/2024
Phạm Đông Huy
phút
11/07/2024

Làm thế nào để luôn giữ cho mình suy nghĩ tích cực, dù những điều bất như ý vẫn diễn ra hằng ngày. Suy nghĩ tích cực giúp chúng ta như thế nào trong cuộc sống?

Những điều này được giải đáp trong quyển sách "The Power of Positive Thinking" (tạm dịch: Sức Mạnh Của Việc Suy Nghĩ Tích Cực) của tác giả Norman Vincent Peale. 

“The Power of Positive Thinking” là một trong những quyển sách về tư duy tích cực được công nhận trên toàn thế giới. Tác giả Norman Vincent Peale không chỉ truyền cảm hứng mà còn giúp nhiều người nhận ra rằng giấc mơ của họ có thể thực hiện được nếu nuôi dưỡng niềm tin trong mỗi hành động, suy nghĩ. Quyển sách cũng là gợi ý cho những ai đang gặp phải khủng hoảng, đang đối mặt với những điều bất như ý trong công việc và cuộc sống. 

8 bài học từ Sức mạnh của suy nghĩ tích cực

Bằng cách học cách tập trung vào những suy nghĩ tích cực, "The Power of Positive Thinking" có thể giúp chúng ta cải thiện tư duy và thái độ của mình, giúp chúng ta luôn có một tâm trạng lạc quan hơn, từ đó tạo điều kiện tốt hơn cho sự thành công và hạnh phúc. Quyển sách cũng là gợi ý không thể bỏ qua cho những ai đang gặp phải khủng hoảng, đang phải đối mặt với những điều bất như ý trong công việc và cuộc sống. Những nguyên tắc, bài học trong quyển sách sẽ giúp đỡ chúng ta duy trì lòng tự tin và sự kiên nhẫn cần thiết để vượt qua mọi khó khăn và thử thách.

Happy Hours / Huy Pham


8 bài học lớn từ "Sức mạnh của việc tư duy tích cực"

1. Tư duy tích cực là điều căn bản: tư duy tích cực là yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu, ước mơ, thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.
2. Tập trung vào điều mình muốn: bằng cách sử dụng sức mạnh của suy nghĩ để tạo ra mục tiêu và hình dung mình đạt được chúng, sẽ giúp chúng ta tạo ra động lực mạnh mẽ để đạt được mục tiêu.
3. Tự tin là yếu tố quan trọng: việc phát triển lòng tự tin và tin tưởng vào khả năng của bản thân để thực hiện mục tiêu và đạt được chúng.
4. Kiểm soát cảm xúc: học cách kiểm soát và quản lý cảm xúc, không để những suy nghĩ tiêu cực chi phối sẽ giúp chúng ta duy trì tinh thần lạc quan, thái độ sống vui vẻ.
5. Thiết lập mục tiêu: nên có mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng càng tốt và lập kế hoạch để đạt được chúng, bao gồm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để duy trì động lực.
6. Đối mặt với thử thách: học cách đối mặt với thử thách trong cuộc sống. Tư duy tích cực giúp chúng ta đối mặt với những khó khăn một cách kiên nhẫn và quyết tâm.
7. Tư duy tích cực: tư duy tích cực giúp chúng ta có thái độ sống vui vẻ, lạc quan khi đối diện với những khó khăn, thử thách.
8. Rèn luyện tư duy tích cực mỗi ngày: Tư duy tích cực cần được luyện tập hàng ngày giống như một thói quen. Hãy thực hành và áp dụng những nguyên tắc của tác giả nêu ra trong quyển sách để thấy sự thay đổi.

Bài học 1: Hiểu rõ rằng tư duy tích cực là một điều căn bản

Có thể nói đây là thông điệp quan trọng nhất mà tác giả Norman Vincent Peale muốn gửi gắm thông qua quyển sách này. Tư duy tích cực đòi hỏi sự tự quản lý và kiểm soát tinh thần của bản thân mỗi người. Trong bất cứ vấn đề nào, chúng ta phải học cách nhận biết những suy nghĩ tiêu cực và đưa chúng vào khung suy nghĩ tích cực. Điều này thực sự khó khăn và cần nhiều sự rèn luyện.

Ví dụ như khi đứng trước một thách thức trong công việc, nếu chúng ta có tư duy tiêu cực thì sẽ nghĩ rằng thách thức này thật khó có thể vượt qua và mình không thể làm được. Nhưng nếu chúng ta sử dụng tư duy tích cực thì sẽ tìm cách để vượt qua khó khăn, chinh phục thách thức, giải quyết vấn đề và hiểu rằng khó khăn nào cũng có giá trị của nó. 

Một ví dụ khác về sự thất bại. Thay vì nhìn nhận đó là sự thất bại hoàn toàn, tư duy tích cực giúp chúng ta nhìn thấy đó là cơ hội để học hỏi và phát triển. Chúng ta có thể tự đặt câu hỏi, "Tôi đã học được điều gì từ sự thất bại này? Tôi có thể cải thiện điểm yếu của mình không?". Như vậy, thất bại cho ta nhiều bài học, kinh nghiệm trên hành trình phía trước. Chẳng có thành công nào mà không trải qua thất bại. Không có con đường nào chỉ trải đầy hoa hồng. 

Bên cạnh đó, tư duy tích cực cũng có thể thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về người khác. Nếu chúng ta dùng tư duy tiêu cực đánh giá một người thì sẽ chỉ nhìn thấy những khuyết điểm, sai lầm của họ. Thay vào đó, chúng ta có thể tập trung vào những phẩm chất tích cực, điểm mạnh của họ và sự cố gắng, nỗ lực của họ để thấu hiểu họ hơn, có cái nhìn tích cực hơn về họ. 

Tư duy tích cực của mỗi người cũng ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Một người có tư duy tích cực, lạc quan có thể truyền cảm hứng và năng lượng tích cực cho người khác. Một người lãnh đạo có tư duy tích cực có thể tạo ra môi trường làm việc thúc đẩy sự sáng tạo và hiệu suất cao hơn trong đội nhóm, doanh nghiệp của mình.

Bài học 2: Tập trung vào điều mình muốn

"Tập trung vào điều mình muốn" là việc sử dụng tư duy tích cực để định hình mục tiêu của chúng ta và tạo nên sự tập trung mạnh mẽ để đạt được chúng. Những mục tiêu sự nghiệp, gia đình, các mối quan hệ, sức khỏe và tinh thần đều cần phải nuôi dưỡng bằng một tư duy tích cực đến từ chính bản thân chúng ta. Cụ thể:

  • Trong công việc và sự nghiệp, một người có tư duy tích cực sẽ hiện thực hóa mục tiêu của mình bằng hình ảnh cụ thể và lộ trình để thực hiện nó. Giả sử một nhân viên trẻ muốn thăng tiến trong công việc. Thay vì tập trung vào lo lắng về khó khăn và áp lực, ta có thể tập trung vào hình ảnh, vị trí mình muốn đạt được trong 1 năm, 2 năm tới để tạo động lực học hỏi, phát triển kỹ năng và thực hiện các bước cụ thể cho mục tiêu của mình.
  • Trong cuộc sống gia đình, tư duy tích cực có thể giúp chúng ta xác định mục tiêu, giữ vững tình yêu và sự kết nối với người thân. Thay vì tập trung vào những mâu thuẫn hoặc khả năng không hoàn hảo của một người thân, chúng ta có thể tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ gia đình gắn kết và thấu hiểu hơn, bao dung với những điều không hoàn hảo của mình và người thân, đặt ra mục tiêu về việc cùng nhau tạo dựng những kỉ niệm đáng nhớ.
  • Về sức khỏe thể chất, nếu muốn cải thiện sức khỏe và tạo lối sống lành mạnh hơn, chúng ta hãy tập trung vào mục tiêu của mình bằng những hoạt động có ích như tập thể dục, ăn uống lành mạnh thay vì lo lắng về cân nặng hoặc sự mệt mỏi.
  • Trong các mối quan hệ, kể cả bạn bè hoặc mối quan hệ tình cảm, tư duy tích cực có thể giúp chúng ta tập trung vào những gì bạn muốn xây dựng và phát triển trong mối quan hệ bằng cách đặt ra các bước hành động để thực hiện điều đó chứ không còn tập trung vào những xung đột và sai lầm của họ nữa.

Có thể nói, việc áp dụng bài học "Tập trung vào điều mình muốn” có thể tạo ra động lực mạnh mẽ để đạt được mục tiêu và thực hiện những ước mơ của mình. Đây là điều kiện cần để từng bước thay đổi góc nhìn, chinh phục mục tiêu, đạt được điều mình muốn. 

Bài học 3: Sự tự tin là quan trọng

Sự tự tin không chỉ ảnh hưởng đến cách chúng ta đối diện với cuộc sống mà còn định hình sự thành công và hạnh phúc cá nhân. Một người luôn toát lên vẻ tự tin, thần thái lạc quan và tư duy tích cực đã có một “lợi thế” nhất định trong cả công việc lẫn sự nghiệp.

Một người tự tin thường có khả năng thể hiện sự tự tin và linh hoạt trong công việc sẽ không ngần ngại đề xuất ý kiến, đối mặt với thách thức và tìm cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Từ sự tự tin và tích cực đó, họ có nhiều động lực, cơ hội để học hỏi phát triển bản thân và đạt được sự thăng tiến trong sự nghiệp. Tự tin còn là động lực mạnh mẽ để chúng ta tạo ra những mục tiêu và khám phá tiềm năng bản thân, giúp ta tin bản thân mình có khả năng đạt được những gì mong muốn.

Sự tự tin góp phần vào việc tự chủ và độc lập trong cuộc sống. Chúng ta có khả năng đưa ra quyết định và đối mặt với các tình huống, với những thay đổi trong cuộc sống. Nếu xảy ra xung đột, sự tự tin giúp chúng ta tự tin đối mặt với xung đột và khó khăn trong cuộc sống, thay vì tránh né hoặc hoảng sợ.

Sự tự tin cũng ảnh hưởng đến khả năng tạo dựng và duy trì mối quan hệ xã hội và tình cảm. Người tự tin thường dễ dàng giao tiếp, thể hiện tình cảm, và tạo ra sự tin tưởng với người khác. Tích lũy kiến thức, rèn luyện tư duy tích cực, không ngừng học hỏi để cải thiện sự tự tin của mình nhé.

Bài học 4: Học cách kiểm soát tâm trạng

Chúng ta thường nghe những lời khuyên như “không tranh cãi khi nóng giận”, “không đưa ra quyết định khi tâm trạng đang bất ổn” vì khi tâm trạng bất ổn chúng ta rất dễ đưa ra những quyết định sai lầm. Do vậy, kiểm soát tâm trạng là điều quan trọng để bắt đầu lối tư duy tích cực. Trong quyển sách "The Power of Positive Thinking", tác giả Norman Vincent Peale đã nhấn mạnh sức mạnh của suy nghĩ tích cực và cách chúng ta có thể kiểm soát tâm trạng của mình.

Để kiểm soát tâm trạng, đầu tiên là quan sát suy nghĩ của chính mình. Tiếp đến, hãy tập trung vào điều kiện hiện tại thay vì lo lắng về quá khứ hoặc tương lai. Nhất là hãy tập trung vào giải quyết vấn đề hiện tại thay vì rơi vào tâm trạng tiêu cực khi gặp khó khăn, ví dụ như khi mất việc khoan hãy lo lắng và tự trách mình, chúng ta có thể tìm cách cải thiện kỹ năng, cập nhật hồ sơ, và xem xét những cơ hội mới trong ngành.

Tiếp theo đó, không thể thiếu là việc lập kế hoạch cho tương lai một cách tích cực. Bằng cách có một mục tiêu rõ ràng, chúng ta có thể kiểm soát tâm trạng của mình bằng việc tạo ra sự hứng thú và tập trung vào những bước cụ thể để đạt được mục tiêu. Và đừng quên chúng ta phải thực hành tư duy tích cực hàng ngày, nghĩa là lặp đi lặp lại những tư duy và khái niệm tích cực. Ví dụ, chúng ta có thể sử dụng các câu khẩu hiệu tích cực hoặc nhắc nhở bản thân về những thành tựu đã đạt được để kiểm soát tâm trạng và tạo ra môi trường lạc quan trong tư duy và cuộc sống hàng ngày.

Bài học 5: Thiết lập mục tiêu cụ thể

Việc xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể và thiết lập kế hoạch để đạt được chúng là nguyên tắc quan trọng để chúng ta duy trì tư duy tích cực một cách hiệu quả. Vì sao? Vì nếu không thiết lập mục tiêu cụ thể, chúng ta dễ rơi vào bẫy “nói suông”, “nói được không làm được” và dễ mất động lực, phương hướng để thực hiện hóa tư duy của mình thành sự thật.

Ví dụ như mục tiêu sự nghiệp của chúng ta là muốn trở thành trưởng phòng trong vòng 3 năm tới, thì ngoài một tư duy tích cực là tin tưởng vào khả năng của chính mình, thì một kế hoạch rõ ràng để thực hiện hóa mục tiêu sẽ cần thiết hơn bao giờ hết. Cần học thêm chuyên môn gì, nâng cao kỹ năng gì, cần xây dựng mối quan hệ như thế nào… Việc lập một danh sách mục tiêu cụ thể để thực hiện sẽ giúp chúng ta sớm đạt được những gì mà mình mong muốn.

Hay như nếu có kế hoạch mua một căn chung cư, chúng ta phải thiết lập mục tiêu và kế hoạch cụ thể để đạt được nó. Số tiền cần mua là bao nhiêu, làm thế nào để đạt được số tiền đó, nếu lương tháng không đủ thì sẽ làm thêm gì để đảm bảo việc mua chung cư… Tất cả cần được thiết lập rõ ràng và cụ thể, điều này sẽ giúp chúng ta tập trung vào mục tiêu và tự đặt mình vào tình huống để đạt được mục tiêu đó.

Tóm lại khi thiết lập mục tiêu cụ thể và xác định những mục tiêu rõ ràng, chúng ta sẽ có cơ hội tập trung năng lượng và nguồn lực vào những gì quan trọng nhất và phát triển một tư duy tích cực hơn.

Bài học 6: Học cách đối mặt với thử thách

Ở trong bất cứ thử thách nào trong cuộc sống, chúng ta nên suy nghĩ theo chiều hướng tích cực. Điều này sẽ góp phần giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và thách thức trong cuộc sống. Tác giả đưa ra lời khuyên cụ thể ở một số trường hợp như sau:

  • Thất nghiệp và sự thất vọng: Trong trường hợp mất công việc do sự suy thoái của thị trường lao động, chúng ta có thể cảm thấy sự thất bại và nỗi tuyệt vọng. Tác giả khuyến khích ta nhìn nhận vấn đề thất nghiệp như một cơ hội để tái khởi đầu. Chúng ta có thể sử dụng thời gian này để cải thiện kỹ năng, tìm kiếm công việc mới có tiềm năng cao hơn hoặc thậm chí tập trung vào việc tự mình khởi nghiệp. Bằng cách đối mặt với việc thất nghiệp một cách tích cực, chúng ta có thể vượt qua tình huống khó khăn và đạt được sự thành công mới.
  • Quan hệ gia đình gặp trục trặc: Trong cuộc sống gia đình, thỉnh thoảng sẽ có xung đột. Thay vì đổ lỗi cho người khác hoặc dấy lên sự tức giận, chúng ta có thể thử cách tìm hiểu về nguyên nhân của xung đột và tìm kiếm giải pháp xây dựng mối quan hệ gia đình. Sử dụng tư duy tích cực để đối mặt với tình huống giúp chúng ta củng cố mối quan hệ giữa các thành viên, tạo ra sự hòa thuận và hạnh phúc gia đình.
  • Bắt đầu khởi nghiệp với những áp lực lớn: Khởi nghiệp luôn là điều vô cùng khó khăn đối với bất cứ ai. Những công việc không tên, những áp lực cực lớn và những khó khăn chất chồng mỗi ngày ảnh hưởng đến tư duy và quyết định của chúng ta. Trong lúc này, chúng ta hãy nhìn nhận những khó khăn này như một phần của cuộc hành trình và tập trung vào việc xây dựng kế hoạch kinh doanh cụ thể, tạo ra giá trị cho khách hàng. Thay vì sợ hãi và lo lắng về thất bại, chúng ta có thể đối mặt với thử thách này bằng sự quyết tâm và kiên nhẫn.
  • Học tập và phát triển cá nhân: Trong quyển sách “The Power of Positive Thinking”, tác giả cũng khuyến khích chúng ta liên tục học hỏi và phát triển cá nhân. Điều này có nghĩa là chúng ta không bao giờ ngừng đối mặt với thử thách của việc học hỏi những điều mới mẻ hoặc phát triển kỹ năng. Ví dụ, nếu đang học một khóa học khó khăn, chúng ta có thể đối mặt với thách thức bằng cách tạo lịch học tập cụ thể, tìm kiếm sự hỗ trợ từ giảng viên hoặc bạn bè, duy trì lòng kiên nhẫn và quyết tâm. Hãy luôn duy trì một tư duy tích cực trong mọi việc để hóa giải mọi khó khăn, từng bước đạt tới sự thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

Bài học 7: Tư duy tích cực có thể thay đổi môi trường xung quanh

Cách suy nghĩ tích cực của chúng ta có thể tạo ra sự thay đổi đối với môi trường xung quanh và lan tỏa những tác động tích cực. Một nhân viên có tư duy tích cực ở nơi làm việc thường sẽ có khả năng thúc đẩy tinh thần làm việc tích cực trong đội, nhóm và góp phần tăng tính đoàn kết trong một tập thể. Một thành viên trong gia đình có tư duy tích cực sẽ giúp không khí gia đình luôn vui vẻ, lạc quan và đầy tình yêu thương. Bố mẹ luôn có tư duy tích cực sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con cái của mình, vì họ thường khuyến khích sự phát triển cá nhân và sáng tạo cho con cái, gắn kết thành viên trong gia đình. 

Xa hơn một chút, chúng ta nói về những hoạt động xã hội. Một người có tư duy tích cực có thể truyền cảm hứng cho người khác, lan tỏa tinh thần lạc quan và yêu thương thông qua các hoạt động xã hội như công tác từ thiện, đóng góp cho cộng đồng, hoặc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Và ngay cả những nhà lãnh đạo có tư duy tích cực có thể đưa ra các quyết định đáng tin cậy và tạo ra chính sách có lợi cho cộng đồng và quốc gia.

Bằng cách áp dụng suy nghĩ tích cực, chúng ta có thể làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, hòa thuận hơn và tin vào khả năng của con người để thay đổi và làm cho cuộc sống trở nên tốt hơn. 

Bài học 8: Tư duy tích cực cần được luyện tập hàng ngày

Tác giả Norman Vincent Peale khuyến khích mọi người duy trì sự tích cực và tạo thói quen luyện tập tinh thần hàng ngày để xây dựng tư duy tích cực và đạt được mục tiêu trong cuộc sống. Cách luyện tập tư duy tích cực hàng ngày gồm:

  • Thiết lập mục tiêu cụ thể hàng ngày để cải thiện tư duy tích cực của mình. Mục tiêu đó có thể là “dành ít nhất 10 phút để tập trung vào những suy nghĩ tích cực vào mỗi buổi sáng thức dậy”. Chúng ta cứ lặp đi lặp lại hành động này mỗi ngày để tạo ra một tư duy lạc quan và thái độ tích cực trong cuộc sống.
  • Sử dụng các phương pháp hỗ trợ để luyện tập tinh thần hàng ngày như viết nhật ký, nghe nhạc thư giãn, hoặc thậm chí tham gia các khóa học trực tuyến về tư duy tích cực. Ví dụ, chúng ta có thể ghi chép những suy nghĩ tích cực của mình vào một quyển nhật ký hàng ngày hoặc lắng nghe bản nhạc yêu thích để tạo cảm hứng và tinh thần lạc quan.
  • Tạo môi trường tích cực xung quanh để luyện tập, đó có thể là một vị trí làm việc sáng sủa, một bảng kế hoạch được treo rõ ràng và trình bày bắt mắt… Điều này sẽ dễ dàng kích thích tư duy lạc quan và thúc đẩy sự phát triển cá nhân.
  • Tương tác những người có tư duy tích cực như các nhóm trực tuyến hoặc tham gia xã hội về tư duy tích cực. Đây sẽ là nơi chúng ta có thể chia sẻ ý tưởng, cảm xúc với người khác và tìm được nguồn động viên, hỗ trợ từ những người có cùng mục tiêu.

Duy trì sự tích cực và luyện tập tinh thần hàng ngày có thể tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cuộc sống, giúp chúng ta đạt được hạnh phúc và thành công.

Quyển sách "The Power of Positive Thinking" là nguồn cảm hứng về tầm quan trọng của tư duy tích cực trong cuộc sống. Quyển sách không chỉ giúp chúng ta thấy cuộc sống với ánh mắt lạc quan hơn mà còn khuyến khích chúng ta áp dụng những nguyên tắc phát triển tư duy tích cực để thay đổi cuộc sống và tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn.

Phạm Đông Huy

Huy là Founder và CEO của PITO. Với niềm đam mê về kinh doanh nhà hàng và công nghệ từ khi còn là một học sinh trung học. Trải qua một thời gian dài tích luỹ kinh nghiệm trong ngành ẩm thực và khởi nghiệp công nghệ, Huy tạo ra nền tảng PITO để được kết nối và cùng phát triển ngành catering cho doanh nghiệp với những Đối tác của PITO.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}


Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]

Đăng ký nhận Newsletter từ PITO

>