Bên cạnh lương, chế độ phúc lợi, đãi ngộ hấp dẫn là điều kiện tiên quyết thu hút các ứng cử viên tài năng và giúp giữ chân nhân viên. Vậy chế độ phúc lợi là gì? Lợi ích ra sao? Cách xây dựng thế nào, hãy cùng PITO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Chế độ phúc lợi là gì?
Chế độ phúc lợi là các quy định cơ bản, các chính sách mà doanh nghiệp cần thực hiện để đảm bảo quyền lợi, sự an toàn và chất lượng cuộc sống của người lao động. Chế độ phúc lợi gồm 2 nhóm: phúc lợi bắt buộc và phúc lợi tự nguyện.
Phúc lợi bắt buộc là những quyền lợi chính đáng mà nhân viên được hưởng theo quy định của pháp luật như nghỉ thai sản, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, hưu trí, tai nạn lao động, trợ cấp ốm đau, khuyết tật.
Còn phúc lợi tự nguyện là chính sách, hình thức đãi ngộ được doanh nghiệp triển khai nhằm chăm lo cho nhân viên, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh. Chế độ phúc lợi cần phù hợp với điều kiện, quy mô và văn hoá của mỗi doanh nghiệp.
Ở các công ty, doanh nghiệp, phúc lợi bắt buộc sẽ có sự giống nhau vì công ty cần tuân theo quy định nhà nước. Phúc lợi tự nguyện sẽ tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và đây cũng là yếu tố để ứng viên so sánh, lựa chọn giữa các công ty, doanh nghiệp. Vì vậy, PITO sẽ tập trung chủ yếu vào phúc lợi tự nguyện của các doanh nghiệp ở bài viết này, bạn nhé!
Phân loại chế độ phúc lợi tự nguyện
Theo tìm hiểu của PITO, chế độ phúc lợi tự nguyện được phân thành hai nhóm:
- Nhóm 1: Chế độ phúc lợi dành cho nhân viên được công ty chi trả trực tiếp bằng tiền mặt như cơ chế lương bổng, lương tháng 13, thưởng dự án, thưởng quý…
- Nhóm 2: Chế độ phúc lợi dành cho nhân viên được công ty cung cấp bằng các hình thức gián tiếp, không sử dụng tiền mặt như bữa ăn miễn phí, các chương trình đào tạo chuyên môn, chương trình chăm sóc sức khỏe, cơ chế thăng tiến trong công ty…
Nhóm chế độ phúc lợi 1 sẽ đem lại sự hài lòng ngay lập tức cho nhân viên và có xu hướng khiến nhân viên nỗ lực, nâng cao hiệu suất làm việc trong thời gian ngắn.
Còn nhóm chế độ phúc lợi 2, tuy không đong đếm giá trị rõ ràng về mặt vật chất nhưng nhóm này đang dần trở thành xu hướng chế độ phúc lợi được nhiều doanh nghiệp xây dựng trong tương lai. Chế độ phúc lợi phi tài chính hướng đến những giá trị khác mà mỗi chúng ta theo đuổi trong hành trình sự nghiệp như cơ hội thăng tiến, cơ hội phát triển bản thân, môi trường làm việc linh hoạt, lành mạnh…
Theo báo cáo “Người tìm việc quan tâm gì hơn giữa lương, chế độ phúc lợi và những yếu tố khác của thương hiệu tuyển dụng” của Navigos Group, kết quả cho thấy 60% người tìm việc cho rằng lương và chế độ phúc lợi là yếu tố tiên quyết để họ ứng tuyển vào một vị trí tuyển dụng.
Đặc biệt hơn, theo khảo sát của HR World, 55% khả năng gắn bó của nhân viên với công ty được thúc đẩy bởi chế độ phúc lợi phi tài chính, tức chế độ phúc lợi bằng các hình thức gián tiếp. Qua số liệu này, chúng ta có thể thấy rằng bên cạnh lương bổng, chế độ phúc lợi phi tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công ty, thu hút người lao động và giữ chân nhân tài.
Lợi ích của chế độ phúc lợi
Việc xây dựng chế độ phúc lợi đem lại lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp.
Đối với công ty, doanh nghiệp
- Tối ưu năng suất lao động và thúc đẩy sự phát triển của công ty.
- Nhân viên yêu thích và mong muốn gắn bó lâu dài với công ty.
- Là tiêu chí hấp dẫn để tuyển dụng nhân sự.
- Xây dựng môi trường làm việc tốt, hiện đại và lành mạnh.
- Nâng cao văn hoá doanh nghiệp.
Đối với nhân viên
- An tâm làm việc khi các vấn đề an sinh xã hội được bảo đảm.
- Làm việc năng suất hơn và vui vẻ hơn.
- Được công nhận nỗ lực, cố gắng trong công việc.
- Có cơ hội thăng tiến trong công ty.
- Có cơ hội phát triển bản thân (kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, kinh nghiệm).
Xây dựng chế độ phúc lợi trong 5 bước
Chế độ phúc lợi tại doanh nghiệp cần được xây dựng dựa trên nhu cầu của nhân viên và mục tiêu của doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo 5 bước xây dựng chế độ phúc lợi, đãi ngộ mà PITO tổng hợp dưới đây.
Bước 1: Xác định mục tiêu lợi ích và ngân sách
Trước tiên, công ty xác định lý do cung cấp phúc lợi, đãi ngộ cho nhân viên và mức ngân sách mà công ty có thể chi trả. Mục tiêu và ngân sách được làm rõ sẽ giúp bạn tập trung và dễ dàng đưa ra các quyết định thực tế khi chọn phúc lợi nào nên được áp dụng.
Bước 2: Khảo sát nhu cầu của nhân viên
Nhân viên là đối tượng nhận được những lợi ích trực tiếp từ chế độ phúc lợi do công ty cung cấp. Vì vậy, để chế độ phúc lợi đúng với yêu cầu thực tế của người lao động, bộ phận nhân sự có thể lập bảng hỏi khảo sát, phỏng vấn cá nhân hoặc xem xét các nghiên cứu thị trường.
Một lưu ý nho nhỏ, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến chế độ phúc lợi của đối thủ cạnh tranh đem lại cho nhân viên của họ, để có những cách làm phù hợp.
Bước 3: Đảm bảo chế độ phúc lợi bắt buộc và lựa chọn các phúc lợi tự nguyện phù hợp
Chế độ phúc lợi tại doanh nghiệp phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về các phúc lợi cần có, bắt buộc của người lao động. Phần còn lại của chương trình xây dựng chế độ phúc lợi cho nhân viên là lựa chọn các lợi ích, đãi ngộ tự nguyện. Bạn hãy xem xét lại mục tiêu và ngân sách để đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất với doanh nghiệp.
Chế độ phúc lợi tự nguyện là cơ sở giúp công ty tìm kiếm các ứng viên tiềm năng, giữ chân nhân viên giỏi để từ đó hướng đến phát triển bền vững. Các chính sách đãi ngộ riêng của công ty phải được làm nổi bật trong bài đăng tuyển dụng, các buổi phỏng vấn, họp công ty và website của công ty.
Bước 4: Thông báo chế độ phúc lợi cho nhân viên qua kênh truyền thông nội bộ
Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin phúc lợi, đãi ngộ tới nhân sự nhằm đạt được sự ủng hộ và thu thập các ý kiến đóng góp từ phía nhân viên. Những ý kiến đóng góp được lắng nghe và ghi nhận khiến nhân viên cảm thấy trở thành một phần của tổ chức, hài lòng và tự hào về công ty.
Bước 5: Đánh giá
Chương trình phúc lợi phải được thường xuyên xem xét, đánh giá để xác định nó còn đáp ứng các mục tiêu của tổ chức và nhu cầu của nhân viên hay không. Những đánh giá này giúp nhân viên hiểu được sự quan tâm, chú ý của công ty dành cho họ. Đặc biệt, bước đánh giá này còn giúp công ty thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết.
"Case-study" về chế độ phúc lợi ở các doanh nghiệp
Để bạn có thêm góc nhìn khái quát và sâu sắc về chế độ phúc lợi hiện nay ở các doanh nghiệp, PITO đã tìm hiểu và tổng hợp một vài "case-study" ấn tượng. Bạn tham khảo nhé!
Abbott - Dẫn đầu Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Theo khảo sát thường niên của Anphabe, Abbott giữ vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam và là nơi làm việc tốt nhất trong ngành Dược/Thiết bị y tế/Chăm sóc sức khoẻ và ngành Hàng tiêu dùng năm 2022.
Tại Abbott, thông qua nền tảng phát triển sự nghiệp Career Connect, nhân viên có thể tự xây dựng và cá nhân hóa kế hoạch phát triển sự nghiệp của mình, đồng thời, tiếp cận dự án và cơ hội thuyên chuyển trong khu vực hay trên thế giới.
Vinamilk - Chế độ lương và đãi ngộ xứng đáng
Nhiều năm liền, Vinamilk luôn nằm trong danh sách 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam của Anphabe. Theo báo cáo của Vinamilk năm 2021, 100% người lao động được đánh giá định kỳ hiệu quả công việc và công ty tổ chức hơn 597 khoá đào tạo cho nhân viên.
Yếu tố "Sức khỏe và tinh thần" cho nhân viên luôn được Vinamilk duy trì và cải thiện qua các năm. Những phúc lợi nổi bật được công ty mang đến cho nhân viên như chương trình Bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên và người thân của cán bộ quản lý; xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ, hỗ trợ điều kiện học tập, làm việc của nhân viên; chú trọng xây dựng các cơ sở vật chất như phòng tập thể dục, yoga, hồ bơi và không gian sáng tạo để chăm lo sức khỏe và tạo điều kiện cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn…
Lazada - Chăm sóc vấn đề ăn uống của nhân viên
Tại Việt Nam, Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử được đánh giá là môi trường làm việc có các chính sách chăm sóc nhân viên toàn diện và trao cơ hội đồng đều cho các nhân viên. Năm 2022, nền tảng thương mại điện tử này được HR Asia công bố là "Nơi làm việc tốt nhất châu Á".
Bên cạnh các chính sách tạo điều kiện cho nhân viên học tập, tích luỹ kinh nghiệm, Lazada đặc biệt quan tâm đến vấn đề ăn uống của đội ngũ nhân viên. Lazada thường xuyên đặt tiệc tại văn phòng qua Nền tảng PITO để chiêu đãi nhân viên vào các ngày lễ trong năm, đồng thời khi triển khai các chuỗi sự kiện quan trọng, Lazada luôn chuẩn bị phần Meal Pack ăn sáng, ăn trưa, ăn tối... ngon miệng, dinh dưỡng cho nhân viên.
Hiện PITO đã đồng hành cùng Lazada trên hành trình đem hàng trăm bữa tiệc đa dạng phong cách, hàng nghìn phần Meal Pack đến văn phòng cho nhân viên.
PITO phụ trách cung cấp ẩm thực cho nhân viên xuyên suốt chuỗi đại tiệc sinh nhật Lazada kéo dài 10 ngày.
Tiệc văn phòng và Cơm trưa là chế độ phúc lợi nên có
Vấn đề ăn uống của nhân viên hiện đang được nhiều công ty đưa vào chính sách phúc lợi. Ăn uống giúp kết nối các đồng nghiệp, khiến môi trường công sở “dễ thở” hơn và vui vẻ hơn. Với phương châm “A New Way To Order Food At Work” và “A New Way To Order Lunch At Work”, PITO Catering và PITO Cloud Canteen sẵn sàng đồng hành cùng bạn chăm sóc vấn đề ăn uống của các cộng sự.
- PITO Catering giúp công ty đặt dịch vụ ăn uống và các tiệc theo yêu cầu.
- PITO Cloud Canteen giúp công ty đặt bữa ăn trưa hàng ngày cho nhân viên thông minh, tiện lợi, lành mạnh và vui vẻ hơn.
Đội ngũ PITO sẵn sàng lắng nghe yêu cầu và gợi ý những giải pháp phù hợp nhất với công ty của bạn.