Đánh giá và công nhận hiệu quả làm việc của nhân viên là một trong những hạng mục công việc đòi hỏi sự tinh tế và thấu hiểu của doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng những phương pháp phù hợp, công ty có thể khơi dậy tiềm năng, khuyến khích sự sáng tạo và thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Một nghiên cứu của Great Place to Work cho thấy, cảm giác được tin tưởng và đánh giá cao trong công việc là động lực hàng đầu để nhân viên làm việc hiệu quả.
Bài viết này sẽ giới thiệu 10 cách đánh giá và công nhận nhân viên hiệu quả, từ đó xây dựng một môi trường làm việc tích cực và thu hút nhân tài.
Tầm quan trọng của việc đánh giá nhân viên
Đánh giá nhân viên giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên, từ đó đưa ra những định hướng phù hợp để phát triển nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc đánh giá nhân viên hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và cá nhân nhân viên.
Đối với doanh nghiệp:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động: Việc đánh giá giúp doanh nghiệp xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên, từ đó có thể phân công công việc phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi người. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể phát hiện ra những vấn đề cần khắc phục để nâng cao hiệu quả công việc chung.
- Tăng cường sự gắn bó của nhân viên: Khi được đánh giá công bằng, minh bạch và được ghi nhận những đóng góp, nhân viên sẽ cảm thấy được trân trọng và có động lực để làm việc tốt hơn. Điều này góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp.
- Phát triển nguồn nhân lực: Việc đánh giá giúp doanh nghiệp xác định được tiềm năng phát triển của từng nhân sự, từ đó có thể xây dựng chương trình đào tạo và phát triển phù hợp để giúp cộng sự của mình phát huy tối đa năng lực của bản thân.
- Thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới: Khi được đánh giá cao cho những ý tưởng sáng tạo và đổi mới trong công việc, nhân viên sẽ có thêm động lực để tiếp tục sáng tạo và đóng góp những ý tưởng mới cho doanh nghiệp.
- Tạo dựng môi trường làm việc tích cực: Việc đánh giá nhân viên một cách công bằng, minh bạch và tôn trọng sẽ giúp tạo dựng môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người đều cảm thấy thoải mái và có động lực để làm việc.
- Tránh lãng phí ngân sách: Việc đánh giá và công nhận cộng sự thường xuyên giúp doanh nghiệp hạn chế giao việc sai người, đánh giá hiệu quả công việc kịp thời, tránh lãng phí nguồn ngân sách.
Đối với cá nhân các cộng sự:
- Nâng cao hiệu quả công việc: Việc đánh giá giúp nhân viên hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp làm việc để nâng cao hiệu quả công việc.
- Phát triển bản thân: Việc đánh giá giúp nhân viên xác định được những kỹ năng cần thiết để phát triển bản thân và có thể tham gia các khóa đào tạo phù hợp để nâng cao năng lực.
- Tăng cơ hội thăng tiến: Việc đánh giá giúp nhân viên có cơ hội thể hiện năng lực của bản thân và được xem xét cho các vị trí cao hơn trong doanh nghiệp.
- Nâng cao mức độ hài lòng với công việc: Khi được đánh giá cao và được ghi nhận những đóng góp, nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng với công việc và có động lực để làm việc tốt hơn.
Những yếu tố để đánh giá nhân viên một cách hiệu quả và khách quan
Để đánh giá nhân viên một cách hiệu quả và khách quan, doanh nghiệp cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau bởi mỗi ngành nghề, lĩnh vực hay văn hóa công ty sẽ có những tiêu chí riêng biệt.
Nhưng nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, PITO gợi ý 5 yếu tố để bạn có thể tham khảo để làm chương trình đánh giá nhân viên:
1. Hiệu suất công việc
- Mức độ hoàn thành mục tiêu công việc được giao phó.
- Chất lượng công việc được thực hiện.
- Khả năng đáp ứng yêu cầu công việc và thời hạn.
- Khả năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng sử dụng công nghệ liên quan đến công việc.
2. Kỹ năng và kiến thức
- Trình độ học vấn và chuyên môn liên quan đến công việc.
- Kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết cho công việc.
- Khả năng học hỏi và tiếp thu kiến thức mới.
- Khả năng ứng dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế công việc.
- Sự linh hoạt để đáp ứng yêu cầu công việc.
3. Thái độ và hành vi
- Tinh thần trách nhiệm và sự chuyên nghiệp trong công việc.
- Thái độ tích cực và hợp tác với đồng nghiệp.
- Khả năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả.
- Khả năng thích nghi với môi trường làm việc mới và thay đổi.
- Tuân thủ các quy định và chính sách của công ty.
4. Đóng góp cho tập thể
- Khả năng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với đồng nghiệp.
- Khả năng hỗ trợ và giúp đỡ đồng nghiệp khi cần thiết.
- Góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết và hợp tác trong tập thể.
- Tham gia các hoạt động tập thể và đóng góp vào sự phát triển chung của công ty.
5. Tiềm năng phát triển
- Khả năng học hỏi và tiếp thu kiến thức mới.
- Khả năng thích nghi với môi trường làm việc mới và thay đổi.
- Khả năng lãnh đạo và quản lý.
- Khả năng phát triển chuyên môn và thăng tiến trong sự nghiệp.
Bên cạnh đó, để đảm bảo tính hiệu quả và khách quan trong việc đánh giá nhân viên, công ty cần lưu ý một số điểm sau:
- Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, chẳng hạn như đánh giá của cấp trên, đánh giá của đồng nghiệp, tự đánh giá, đánh giá 360 độ…
- Sử dụng các tiêu chí đánh giá rõ ràng, cụ thể và thống nhất.
- Thu thập thông tin đánh giá từ nhiều nguồn khác nhau.
- Đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quá trình đánh giá.
- Cung cấp cho nhân viên phản hồi cụ thể và hữu ích sau khi đánh giá.
Tuy nhiên, khi triển khai, các công ty cần lưu ý một vài vấn đề như: Việc đánh giá nhân viên cần được thực hiện thường xuyên, định kỳ để theo dõi sự phát triển của nhân viên và có những điều chỉnh phù hợp. Hơn nữa, doanh nghiệp cần tạo ra một môi trường làm việc cởi mở, tin tưởng để nhân viên cảm thấy thoải mái khi chia sẻ ý kiến và đóng góp của bản thân. Đặc biệt, kết quả đánh giá nhân viên cần được sử dụng để khen thưởng, động viên những nhân viên có hiệu quả công việc cao và có những biện pháp hỗ trợ để giúp đỡ những nhân viên chưa đạt kết quả tốt.
Gợi ý 10 cách để đánh giá và công nhận nỗ lực của nhân viên
Không phải ai cũng muốn được đánh giá và ghi nhận giống nhau, vì vậy, bạn sẽ cần nhiều cách để cho mọi người đều cảm thấy được trân trọng như nhau. Bên cạnh đó, việc sáng tạo trong cách đánh giá và công nhận cũng tạo nên sự hứng thú giữa các cộng sự, cũng như tránh bị “bắt bài” mỗi dịp thực hiện.
1. Công nhận bằng danh hiệu cụ thể
Công nhận bằng danh hiệu cụ thể là một cách để đánh giá và công nhận nỗ lực của nhân viên có từ lâu đời nhưng vẫn hiệu quả tại thời điểm hiện tại. Việc trao danh hiệu cụ thể có thể giúp khen ngợi những thành tích và đóng góp nổi bật của từng cá nhân, tạo động lực cho họ tiếp tục cố gắng. Bên cạnh đó, việc công khai danh hiệu cá nhân có thể giúp tạo nên sự minh bạch trong việc đánh giá và công nhận, giúp nhân viên hiểu rõ tiêu chí đánh giá và tin tưởng vào hệ thống khen thưởng.
Tuy nhiên, bạn cần xây dựng và sắp xếp hợp lý các hạng mục giải thưởng. Linh hoạt điều chỉnh phần thưởng, tự động hóa chu trình khen thưởng cũng như thêm những lời chúc thiết thực cho mỗi lần trao thưởng. Những lưu ý này giúp hạn chế việc so sánh danh hiệu cá nhân có thể dẫn đến sự ganh tị và mâu thuẫn giữa các nhân viên, ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết trong tập thể.
2. Tạo cơ hội phát triển bằng các khóa học
Những nhân viên có mục tiêu nghề nghiệp sẽ đặt ra định hướng tham gia học tập nhiều hơn gấp 4 lần so với những người không có mục tiêu. Vào năm 2024, các công ty nên hỗ trợ việc học tập của nhân viên và phát triển kỹ năng AI nhiều hơn để giúp tăng trải nghiệm về sự đổi mới cũng như khả năng tăng trưởng kinh doanh. Việc đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nhân viên cho thấy doanh nghiệp quan tâm đến sự phát triển của họ và sẵn sàng hỗ trợ nâng cao năng lực. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả của các khóa học đào tạo có thể khác nhau, và không phải tất cả các khóa học đều phù hợp với nhu cầu của tất cả nhân viên. Vì vậy bạn cần có sự tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng khi trao tặng, khích lệ nhân viên bằng có khóa học.
3. Phần thưởng bất ngờ
Đôi khi những điều ngạc nhiên nhỏ lại có ý nghĩa nhất. Đây là ý tưởng đánh giá và công nhận nhân viên rất thú vị mà bạn có thể thử.
Những phần thưởng bất ngờ và những món quà độc đáo sẽ làm cho ngày làm việc của cộng sự trở nên vui vẻ và có ý nghĩa. Đây là cách công ty cho họ biết rằng: Những khó khăn trong công việc của họ luôn được chú ý và công ty sẽ công nhận, đánh giá việc làm đó theo cách mà họ không ngờ tới. Tùy vào ngân sách, bạn có thể chuẩn bị một món quà bất ngờ theo sở thích, thêm 1 - 2 tiếng về sớm hoặc 1 ngày nghỉ phép….
4. Lời cảm ơn không bao giờ thừa
Một lời cảm ơn được cá nhân hóa trên tấm thiệp ở bàn làm việc hoặc email cảm ơn bất ngờ sẽ mang đến niềm vui cho nhân viên. Đó như lời nhắc với họ là công ty rất trân trọng và biết ơn những đóng góp của đó.
Trong thời buổi mạng xã hội, kỹ thuật số lên ngôi, một tấm thiệp hay thư tay viết từ leader (trưởng phòng) sẽ vô cùng ý nghĩa bởi chúng thể hiện sự tâm huyết, nắn nót mà không phải dùng bất cứ “văn mẫu” trên mạng nào. Đó còn là động lực thúc đẩy mối liên kết bền chặt hơn giữa các thành viên trong nhóm và sếp.
Hoặc nếu nhóm/công ty của bạn là những cá nhân hướng ngoại, thích chia sẻ trên mạng xã hội thì video ngắn nhằm cảm ơn sự nỗ lực của nhân viên là rất đáng để thử. Việc ghi lại những video ngắn gọn cùng những đánh giá thiết thực, khách quan sẽ giúp bạn đi được một chặng đường dài (đặc biệt là với những nhân viên trẻ tuổi của của công ty). Những lời cảm ơn chân thành thật sự mang lại cảm giác thú vị và gắn kết rất nhiều cho môi trường làm việc.
5. Sự công nhận của tập thể
Việc ghi nhận công khai những đóng góp của nhân viên sẽ giúp họ nâng cao sự tự tin, thúc đẩy thành tích được chia sẻ và thúc đẩy người khác phấn đấu để đạt được sự xuất sắc tương tự.
Hãy cân nhắc lắp đặt một bảng vinh danh tại nơi sinh hoạt chung của cả công ty. Hàng tháng, doanh nghiệp sẽ chọn ra những nhân viên có thành tích xuất sắc nhất và ghi tên họ lên bảng vinh danh. Bảng vinh danh sẽ là lời nhắc nhở cho tất cả nhân viên về những tấm gương sáng trong công ty và khích lệ họ học hỏi, noi theo.
Nếu mỗi tháng đều có nhân viên được tuyên dương thì hãy cố gắng thay đổi, biến giải thưởng này thành một cách thú vị hơn, ghi nhận các cá nhân và giải thưởng theo các cách khác nhau để “giữ lửa” nhiệt huyết cho nhân sự.
6. Trao quyền và trách nhiệm cho nhân viên
Giao cho nhân viên những nhiệm vụ quan trọng, phù hợp với năng lực và sở trường của họ là một trong những cách đánh giá và công nhận nhân viên rất hiệu quả. Điều này sẽ tạo điều kiện cho nhân viên tự chủ trong công việc và đưa ra quyết định, giúp trau dồi thêm kỹ năng quản lý và lãnh đạo. Tin tưởng trao quyền cho nhân viên để họ có thể phát huy năng lực và sáng tạo của bản thân.
7. Hoạt động gắn kết
Bạn có thể tổ chức các hoạt động teambuilding văn hóa, thể thao, giải trí cho nhân viên để thư giãn và gắn kết tinh thần đoàn kết. Đó có thể là những lần đi biển, đi trekking hoặc quỹ thời gian hạn chế hơn là những workshop về gốm, nấu ăn tại văn phòng. Đây là hành động quan tâm đến đời sống tinh thần và sức khỏe của nhân viên và tạo môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái và thân thiện. Gợi ý này rất thích hợp để khen thưởng, cổ vũ và động viên một một nhóm hoặc tập thể vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
8. Đưa nhân viên của bạn lên trang web
Hãy nhìn vào trang web của bạn, có phải chỉ khoe khoang về lãnh đạo thôi không? Có nhân viên nào ở đó không? Có cơ hội nào để khách hàng làm quen với nhân viên, biết được những đóng góp của họ và tinh thần làm việc của doanh nghiệp trước khi dùng sản phẩm của công ty không?
Mặc dù việc đưa tất cả mọi người lên trang web của bạn có thể không khả thi (đặc biệt nếu bạn có một doanh nghiệp lớn hoặc vì lý do riêng tư) nhưng hãy cân nhắc việc đưa một lượng nhân viên vừa phải lên trang web của bạn đặc biệt là những nhân viên có thành tích xuất sắc. Điều này là một trong những cách thể hiện sự trân trọng những đóng góp của nhân viên đối với doanh nghiệp.
9. Đừng bỏ lỡ những ngày kỷ niệm
Một nghiên cứu lớn cho thấy nhân viên có xu hướng rời đi sau một năm làm việc. Các thế hệ trẻ có xu hướng chuyển việc nhiều trong sự nghiệp của họ. Vì vậy, đừng bỏ qua những ngày kỷ niệm như 1 năm, 2 năm… làm việc tại công ty của nhân viên. Hãy tỏ lòng biết ơn và tặng một món quà nhỏ vì họ đã ở lại và cống hiến suốt thời gian qua.
10. Tổ chức "Bữa ăn tri ân"
Chương trình "Bữa ăn tri ân" là một cách tuyệt vời để doanh nghiệp thể hiện lòng biết ơn và tri ân những đóng góp của nhân viên xuất sắc hoặc nhân viên kì cựu trong công ty. Đây cũng là cơ hội để gắn kết nhân viên, tạo dựng môi trường làm việc vui vẻ và khích lệ họ nỗ lực hơn nữa trong công việc.
Bạn cần lên kế hoạch, thời gian, địa điểm cũng như kinh phí tổ chức ăn uống tại công ty. Vấn đề thực đơn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phải luôn được chú trọng. Bạn có thể tổ chức ăn cơm tối, ăn trưa tại văn phòng, tiệc nhanh “vừa êm bụng” hoặc finger food kết hợp tea break để được trò chuyện và kết nối nhiều hơn.
Sau chương trình, hãy thể hiện sự trân trọng và mong muốn được tiếp tục gắn bó với họ. Đồng thời đây là dịp tuyệt vời để có thể thu nhặt những đóng góp và ý kiến cho những sự kiện ăn uống và khen thưởng tiếp theo thành công hơn.
Hy vọng những cách thức đánh giá và công nhận nhân viên được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp công ty bạn xây dựng đội ngũ nhân viên xuất sắc và gắn kết hơn.
Nếu có bất kỳ những yêu cầu về các dịch vụ ăn uống và sự kiện tại văn phòng, hãy liên hệ PITO để được tư vấn và xây dựng ý tưởng cụ thể nhé!