Kịch bản tổ chức chương trình 20/11

5 mẫu Kịch bản tổ chức chương trình “Tri ân những người thầy” (kèm lời dẫn MC chi tiết)

Hồng Như
phút
01/11/2023
Hồng Như
phút
01/11/2023

Để tri ân các thầy giáo, cô giáo trên bục giảng hoặc các trainer, mentor, những người dìu dắt, hướng dẫn nhân viên, các trường học, công ty thường tổ chức các chương trình kỷ niệm và tri ân. Thế nhưng, làm sao để tổ chức được một chương trình thật ý nghĩa, ấn tượng và khác biệt? Dưới đây, PITO gửi đến bạn 5 mẫu kịch bản tổ chức chương trình “Tri ân những người thầy”, phù hợp với cả công ty và trường học.

 

Kịch bản “Tri ân những người thầy”

Kịch bản “Tri ân những người thầy” là bản phác thảo chi tiết về kế hoạch tổ chức, bao gồm: thời gian, địa điểm, nội dung chương trình và lời dẫn của MC một cách rõ ràng. Đặc biệt , trong từng kịch bản, PITO gợi ý thêm cho bạn nhiều hoạt động mới mẻ để tạo nên điểm nhấn cho ngày tri ân. Chúng tôi tin rằng, một kịch bản chi tiết kèm lời dẫn MC đầy đủ sẽ giúp bạn kiểm soát nhịp chương trình và quản lý tốt rủi ro.

Kịch bản 1: Mentors trong mắt tôi

Mentors chính là những người thầy không ở trên bục giảng. Giữa mentor và mentee là mối quan hệ trao - nhận tri thức. Có bao giờ bạn tự hỏi, nếu không có mentor thì công việc của bạn sẽ “nở hoa hay bế tắc”? Chính vì vậy, ngày 20/11 cũng là dịp đặc biệt để công ty tổ chức các chương trình, tạo cơ hội cho mentees bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình với mentors. Một buổi tiệc nhỏ cùng những trò chơi vận động và phần thi hấp dẫn sẽ làm cho ngày 20/11 của công ty náo nhiệt hơn.

Kịch bản tri ân

Kịch bản 2: Gian hàng tình yêu

Thay vì một buổi lễ với những bài phát biểu dài dòng, những lời dẫn khô khan, một buổi “trao tình yêu - nhận tình yêu” giữa mentor và mentee sẽ diễn ra trong không gian của những gian hàng được trang trí độc lạ, dễ thương là một buổi hội chợ với những gian hàng tình yêu. Ngày 20/11 tại công ty sẽ là một “gian hàng”, nơi sự tri ân và tình yêu thương là vô giá. 

Kịch bản chương trình Tri ân

Kịch bản 3: Lễ tri ân những người thầy

Nếu bạn vẫn muốn giữ một format chương trình lễ như những năm trước nhưng vẫn muốn có một chút điểm nhấn thì bạn có thể cân nhắc thêm những phần đặc biệt trong kịch bản (phóng sự về một giáo viên đặc biệt trong trường chẳng hạn).

Kịch bản 4: Cuộc thi làm phim “Chuyện của thầy tôi”

Một cuộc thi sẽ là cách bạn tạo nên sự khác biệt cho ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay. Đó không chỉ là sân chơi hữu ích, kích thích sự sáng tạo, phát huy tinh thần teamwork cho các em học sinh. Thông qua quá trình tìm hiểu về thầy cô để sản xuất phim sẽ giúp các em hiểu hơn về nghề giáo, từ đó tạo nên tình cảm và kỷ niệm đặc biệt cho các em.

Kịch bản 5: Gameshow: Cặp đôi hoàn hảo

Sau một ngày làm việc mệt mỏi, hẳn không một ai trong chúng ta muốn nghe những bài phát biểu dài dòng và khô khan. Vậy tại sao chúng ta không thử làm một chương trình Gameshow thay cho buổi lễ nghiêm trang thường thấy? Đó sẽ là cách bạn tạo nên sự khác biệt cho ngày 20/11 và tăng sự gắn kết giữa các nhân viên, đặc biệt là các trainers và trainee, mentors và mentees trong công ty.

PITO hy vọng rằng với 5 kịch bản chi tiết vừa rồi sẽ “gỡ bí” ý tưởng cho bạn. Chúc bạn sẽ có những khoảnh khắc 20/11 thật đặc biệt và ý nghĩa bên cạnh thầy cô cũng như các trainer và mentor tại công ty.

Hồng Như

Chiếc bánh Tea break xinh xắn, bàn Buffet sang trọng luôn có sự thu hút lớn với Như. Trước là vì món ngon nhưng sau là vì những giá trị về văn hoá, ẩm thực thú vị. Chọn con đường viết lách chuyên nghiệp nghiêng về ẩm thực và Catering, Như tin các bài viết của mình tại PITO có thể truyền cảm hứng đến bạn, đồng hành cùng bạn trên hành trình tìm kiếm các giải pháp, dịch vụ ăn uống cho doanh nghiệp.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}


Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]

Đăng ký nhận Newsletter từ PITO

>