Phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở công ty

5 lưu ý HR cần thực hiện để tránh ngộ độc thực phẩm tại công ty

Hồng Như
phút
04/10/2023
Hồng Như
phút
04/10/2023

Ngộ độc thực phẩm là vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, gây ra những triệu chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ người ngộ độc và nhiều hệ luỵ đến các đơn vị liên quan. Riêng tại công ty, doanh nghiệp, vấn đề lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh, ăn uống tại pantry và tiệc trong các dịp đặc biệt luôn tiềm ẩn nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và ngộ độc.

Bên cạnh các kiến thức, cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm nói chung, dưới góc độ của HR, Admin, phụ trách tổ chức hoạt động ăn uống cho nhân viên, PITO gợi ý 5 điều để bạn chủ động kiểm soát vấn đề.

1. Định kỳ kiểm tra thực phẩm tại pantry

Pantry công ty là nơi nhân viên nghỉ ngơi, thư giãn và ăn uống. Tại nhiều công ty, doanh nghiệp, pantry như một phúc lợi dành cho nhân viên với đầy đủ các loại đồ uống: trà, cafe, sữa, ngũ cốc… và nhiều loại thực phẩm: mì gói, snack, trái cây… Do vậy, việc kiểm tra định kỳ khu vực pantry là cần thiết, vừa cập nhật kịp thời những thực phẩm đã dùng hết vừa loại bỏ những thực phẩm gần hoặc hết hạn sử dụng. Tuỳ theo quy mô pantry tại công ty, HR sẽ phân công người phụ trách kiểm tra, ít nhất 1 lần/tuần.

Thường xuyên kiểm tra thực phẩm tại pantry

Mặt khác, khu vực pantry còn có nhiều loại dụng cụ, thiết bị nhà bếp như lò vi sóng, máy pha cà phê… và là nơi mọi người tập trung ăn uống, dễ phát sinh vi khuẩn. Vì vậy, khu vực pantry cần được dọn dẹp và giữ vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày:

  • Lau và vệ sinh kệ, tủ lưu trữ thường xuyên để tránh bụi bẩn và mảng bám.
  • Duy trì sự sạch sẽ của tất cả các bề mặt bàn tại khu vực này.
  • Đảm bảo tất cả các thiết bị như ấm đun nước, máy pha cà phê, lò vi sóng được vệ sinh định kỳ và an toàn khi sử dụng.
  • Sử dụng hộp lưu trữ và đóng gói thực phẩm một cách sạch sẽ để tránh sự nhiễm khuẩn và tiếp xúc với không khí bên ngoài.

2. Giữ cho tủ lạnh luôn “fresh”

Tủ lạnh cũng là một phần của pantry, cần được kiểm tra và vệ sinh thường xuyên. Tuy nhiên, việc lưu trữ, bảo quản thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh cần được quan tâm nhiều hơn. Để hạn chế tối đa việc lây nhiễm chéo vi khuẩn giữa các loại thực phẩm, tủ lạnh tại công ty cần được phân chia khu vực rõ ràng, có những ngăn chỉ đặt thực phẩm tươi sống, những ngăn chỉ đặt thực phẩm đã sử dụng…

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Muốn vậy, bộ phận Nhân sự nên xây dựng bộ quy tắc về việc lưu trữ và bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. Quy định này nên bao gồm:

  • Các loại thực phẩm hạn chế, không nên để vào tủ lạnh công ty như cá, thịt và các thực phẩm gây mùi.
  • Khu vực nào trong tủ lạnh sẽ lưu trữ những loại thực phẩm nào. Ví dụ, ngăn mát phía trên để thực phẩm sử dụng trong ngày; ngăn mát phía dưới là thực phẩm dài ngày.
  • Đảm bảo các thực phẩm cá nhân được ghi rõ tên và ngày thêm vào, ngày sẽ lấy để tránh nhầm lẫn và tiện cho người dọn dẹp.

Mặt khác, bộ phận Nhân sự cũng giao người phụ trách hoặc nhân viên dọn vệ sinh đặt lịch cố định để kiểm tra và lau dọn tủ lạnh, ít nhất là 2 ngày 1 lần để kiểm tra hạn sử dụng của thực phẩm, sắp xếp vị trí lưu trữ phù hợp và vệ sinh tủ lạnh để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

3. Lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín cho các buổi tiệc

Thay vì di chuyển đến nhà hàng, quán ăn, quán cafe, mất nhiều thời gian và chi phí, xu hướng tổ chức tiệc tại văn phòng đang được nhiều công ty lựa chọn với nhiều ưu điểm tối ưu. Song tổ chức tiệc tại văn phòng, hoặc là bộ phận phụ trách tự xây dựng thực đơn và mua thức ăn tại từng cửa hàng, quán ăn; hoặc là đặt tiệc tận nơi từ các đơn vị catering. Dù là cách nào thì việc lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín cũng là yếu tố ưu tiên hàng đầu, để đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đơn vị cung cấp tiệc nên là đơn vị có thương hiệu, được đánh giá cao về chất lượng và an toàn của món ăn. Toàn bộ quy trình từ lựa chọn nguyên liệu, chế biến, vận chuyển và phục vụ món ăn cần minh bạch và rõ ràng để bạn dễ dàng kiểm soát và xử lý, nếu có sự cố phát sinh về ngộ độc.

4. Chủ động lưu mẫu món ăn trong tiệc

Chủ động lưu mẫu món ăn

Với các đơn vị Catering chuyên nghiệp, việc lưu mẫu món ăn trước khi cung cấp cho khách hàng là một phần trong quy trình vận hành. Tuy nhiên, để chủ động kiểm soát và có cơ sở để cung cấp cho cơ quan chức năng nếu có phát sinh vấn đề về ngộ độc, khi tổ chức tiệc cho công ty, đặc biệt là các bữa tiệc với quy mô lớn như tiệc khai trương, tiệc tất niên… bạn nên tự lưu mẫu món ăn, theo các nguyên tắc sau:

  • Lưu mẫu ít nhất 24 giờ kể từ khi lấy mẫu (hoặc sau khi tiệc kết thúc), để khi có sự cố ngộ độc sau tiệc, bạn có thể kiểm tra mẫu thức ăn để xác định nguyên nhân và nguồn gốc sự việc.
  • Dụng cụ lưu mẫu nên là hộp, khay có nắp đậy kín, đảm bảo không có sự tiếp xúc với không khí bên ngoài. Dụng cụ cần được vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng để tránh nhiễm khuẩn.
  • Số lượng mẫu cần đủ để thực hiện các công đoạn kiểm tra (nếu có). Vì vậy, bạn cần lưu ít nhất 100 gram đối với thức ăn khô; ít nhất 150 gram với thức ăn lỏng.
  • Mẫu thức ăn được bảo quản riêng biệt với các thực phẩm khác, nhiệt độ bảo quản mẫu thức ăn lưu từ 2°C đến 8°C (nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh).
  • Sau ít nhất 24 giờ lưu mẫu và kết thúc tiệc, nếu không có nghi ngờ ngộ độc thực phẩm hoặc không có yêu cầu của cơ quan chức năg thì có thể tiến hành hủy mẫu đã lưu.

5. Trang bị kiến thức về VSATTP cho nhân viên

Nhắc đến VSATTP vẫn còn rất nhiều người cho rằng chỉ cần “ăn chín uống sôi” nhưng bấy nhiêu vẫn chưa đủ. Các triệu chứng về ngộ độc thực phẩm có thể vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Việc trang bị các kiến thức này cho nhân viên không chỉ giúp các bạn “an toàn” tại công sở mà còn hữu ích trong cuộc sống thường ngày.

Bộ phận Nhân sự và công ty có thể thực hiện một số cách sau để bổ sung mảng kiến thức về VSATTP và ngộ độc cho nhân viên:

  • Đưa kiến thức về VSATTP và phòng chống ngộ độc vào chương trình đào tạo của công ty.
  • Truyền thông sáng tạo, dễ hiểu qua các bản tin hoặc email nội bộ.
  • Lồng ghép phần chia sẻ kiến thức vào các bữa tiệc với những ví dụ cụ thể.
  • Khuyến khích nhân viên cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc lưu trữ, bảo quản thực phẩm tại pantry và tủ lạnh ở công ty.
  • Xây dựng kênh nội bộ, để nhân viên cùng trao đổi các vấn đề VSATTP và tìm sự trợ giúp khi có các biểu hiện ngộ độc.
  • ...

Với những trường hợp ngộ độc thực phẩm diễn ra thường xuyên trong thời gian gần đây, PITO hy vọng những lưu ý này hữu ích với bạn và công ty, giúp mọi người chủ động kiểm soát vấn đề ăn uống, tổ chức tiệc cũng như phòng, tránh ngộ độc. Nếu công ty bạn đang áp dụng những cách làm khác hoặc có những lưu ý đặc biệt hơn, mời bạn chia sẻ cùng PITO và độc giả dưới phần bình luận nhé!

Hồng Như

Chiếc bánh Tea break xinh xắn, bàn Buffet sang trọng luôn có sự thu hút lớn với Như. Trước là vì món ngon nhưng sau là vì những giá trị về văn hoá, ẩm thực thú vị. Chọn con đường viết lách chuyên nghiệp nghiêng về ẩm thực và Catering, Như tin các bài viết của mình tại PITO có thể truyền cảm hứng đến bạn, đồng hành cùng bạn trên hành trình tìm kiếm các giải pháp, dịch vụ ăn uống cho doanh nghiệp.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}


Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]

Đăng ký nhận Newsletter từ PITO

>