Thumbnail 5 cách truyền cảm hứng cho nhân viên

10 cách truyền cảm hứng cho nhân viên

Uyên Trinh
phút
14/03/2024
Uyên Trinh
phút
14/03/2024

Nhân viên hứng thú và nhiệt huyết với công việc đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đưa doanh nghiệp phát triển.

Vậy làm thế nào để truyền cảm hứng cho nhân viên? PITO gợi ý cho bạn 5 cách truyền cảm hứng, năng lượng tích cực cho nhân viên trong môi trường công sở.

1. Có định hướng rõ ràng

Nhân viên được nhìn thấy được tầm nhìn, sứ mệnh, định hướng phát triển của doanh nghiệp qua các buổi họp, buổi tập huấn.

Từ đó, nhân viên có thể thấy được vai trò, trách nhiệm, sứ mệnh, sự tự hào, cơ hội, khả năng thăng tiến của bản thân một cách cụ thể, rõ ràng khi làm việc tại đây.

Điều này giúp nhân viên có thêm động lực để làm việc hăng say, hiệu quả nhằm hoàn thành công việc được giao và đạt được mục tiêu của công ty.

2. Cơ hội để tỏa sáng

Khi đi làm, ai cũng có nhu cầu được đóng góp giá trị của mình cho công việc, cho sự phát triển chung của công ty.

Nhân viên liệu có làm việc hiệu quả, tích cực mỗi ngày, thỏa sức cống hiến nếu làm việc trong môi trường gò bó, triệt tiêu sự sáng tạo, đổi mới hay không?

Không chỉ cấp quản lý trực tiếp của nhân viên mới tạo ra môi trường sáng tạo mà Phòng Nhân sự có thể thực hiện các “chiến dịch” hay “dự án” xây dựng môi trường sáng tạo nơi công sở với các tiêu chí cụ thể.

Cơ hội cho nhân viên tỏa sáng

Ảnh minh hoạ - Nguồn: Freepik

Để truyền cảm hứng cho nhân viên, hãy trao cho nhân viên cơ hội để họ tỏa sáng, hãy giao việc đúng năng lực, cho phép họ tham gia vào dự án mang tính đổi mới, sáng tạo hoặc thách thức.

Lúc này, nhân viên vừa có cơ hội khám phá tiềm năng bản thân vừa được khẳng định năng lực mình ở nơi làm việc.

3. Xây dựng niềm tin

Niềm tin là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng một tập thể vững mạnh. Sự tin tưởng của mọi người với nhau, sự tin tưởng của quản lý dành cho nhân viên, sự tin tưởng của nhân viên dành cho quản lý, sự tin tưởng của nhân viên với lương, thưởng, chế độ đãi ngộ…

Chính niềm tin này tạo cho nhân viên sự gắn kết với tập thể, với công ty. Từ đó, nhân viên có động lực phát huy năng lực trong công việc, cống hiến hết mình cho công ty.

4. Nhân viên được đào tạo và phát triển

Một trong những nhân tố quan trọng giúp công ty giữ chân nhân tài là tạo cho họ cơ hội được học hỏi, phát triển và thăng tiến.

Nhân viên được tạo điều kiện tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, dự án mới, gặp gỡ khách hàng, đối tác để phát triển kỹ năng. 

Một khi nhân viên được học hỏi và phát triển chuyên môn, kỹ năng hơn mỗi ngày ở chính môi trường làm việc của mình, họ sẽ thêm động lực và sự phấn đấu vì mục tiêu chung và chắc chắn cũng không muốn rời đi.  

Không những vậy, tại các buổi đào tạo, nhân viên không chỉ được trang bị kiến thức cần thiết cho chuyên môn mà còn được chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần với các tiệc Tea Break hay các phần Gift Box bất ngờ

5. Thừa nhận và khen ngợi

Nếu không có phản hồi từ cấp trên thì nhân viên sẽ trở nên tự mãn; ngược lại nếu nhân viên không được thừa nhận và công nhận năng lực thì sẽ trở nên chán nản, giảm hiệu quả công việc.

Một số nghiên cứu chứng minh rằng, nhân viên sẽ làm việc tốt hơn nếu nhận được sự phản hồi từ cấp trên.

Tập trung vào khen ngợi những thế mạnh của nhân viên, khen ngợi khi nhân viên có thành quả công việc, tránh chỉ trích khuyết điểm của nhân viên trước nhiều người, nói chuyện riêng với nhân viên về những ưu và nhược điểm…

Từ đó, nhân viên cảm thấy được thừa nhận, được phát triển bản thân hơn mỗi ngày, được tôn trọng tại chính nơi làm việc của mình sẽ giúp nhân viên có động lực phát huy năng lực, cống hiến trong công việc.

6. Trao quyền cho nhân viên

Khi giao việc cho phòng ban hoặc nhân viên, hãy nói kết quả muốn đạt được, còn lại trao quyền cho nhân viên để họ tự chủ, sáng tạo trong công việc. Nếu nhân viên gặp khó khăn, hãy cho họ sự thoải mái khi trao đổi để nhận được sự hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn.

Trao quyền cho nhân viên

Ảnh minh hoạ - Nguồn: Freepik

Đừng dò xét, đừng quản lý chi li hay can thiệp quá sâu vào công việc của nhân viên, đừng ngày nào cũng bắt nhân viên giải đáp, cập nhật tiến độ công việc. Nên cho thời gian trước deadline 2 ngày để nhân viên cập nhật tiến độ công việc.

Cho nhân viên thấy họ được tin tưởng, được làm chủ, được tự tin với năng lực của mình, được khám phá và vượt qua những thử thách, học hỏi trong quá trình làm việc. Điều đó giúp họ muốn gắn kết hơn với môi trường làm việc. 

7. Quan tâm tính cách nhân viên

Công sở là nơi hoà trộn của rất nhiều con người với muôn vàn tính cách. Họ sinh ra, lớn lên và học tập ở nhiều môi trường, có "background" khác nhau. Do đó, cũng hình thành nên tính cách, năng lực, thái độ hoàn toàn khác nhau. Đừng áp đặt người này phải như người kia mà phải nắm bắt tính cách của từng người khác nhau và có cách quản lý phù hợp.

Nhân viên cảm thấy được quan tâm khi quản lý, cấp trên hỏi han những thuận lợi, khó khăn trong công việc, định hướng phát triển trong tương lai, giúp đỡ khi vướng mắc... Trong nhiều cuộc trò chuyện ghi nhận rằng nhân viên thật sự "cảm động" khi trải qua tâm trạng đau buồn vì chuyện gia đình, tình cảm... họ được cấp trên hỏi han, động viên, cho phép nghỉ ngơi để "hồi phục" tinh thần.

8. Trao đổi chứ không "dạy dỗ"

Nhân viên sẽ muốn gắn bó nơi làm việc nếu họ được tôn trọng, được tự tin thể hiện năng lực. Trong công việc luôn cần những trao đổi, thảo luận, bàn bạc để đạt kết quả cao. Thậm chí có những khi phải "tranh luận nảy lửa" để giải quyết được vấn đề.

Tuy nhiên, dù trao đổi hay tranh luận đều vì mục đích công việc, để phân tích, chia sẻ dựa kiến thức, kinh nghiệm và luôn tôn trọng đối phương. Không phải trao đổi với thái độ "dạy dỗ", "lên lớp", chứng minh rằng "mình là nhất". Sẽ chẳng nhân viên nào muốn làm việc ở môi trường cấp quản lý, lãnh đạo luôn "lên lớp, dạy dỗ" nhân viên, luôn khiến nhân viên ở trong trạng thái sợ hãi, không được bày tỏ ý kiến.

Tạo điều kiện để các cuộc trao đổi luôn mang tính xây dựng. Đôi khi cũng phải để nhân viên được mắc sai lầm trong khả năng kiểm soát. Vì chỉ có sai, nhìn thấy cái sai, tự mình rút kinh nghiệm và đứng lên từ những cái sai đó mới giúp nhân viên rút ra bài học cho riêng mình và không mắc sai lầm nữa.

9. Khuyến khích sự cộng tác

Trong môi trường làm việc nên khuyến khích sự cộng tác, hỗ trợ nhau để đạt kết quả cao trong công việc. Tạo mọi điều kiện để nhân viên được đóng góp ý kiến, chia sẻ quan điểm, tham gia vào các dự án phù hợp năng lực, để nhân viên thấy họ được đóng góp giá trị cho công ty. Sự cộng tác cũng là nền tảng thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo trong công việc. 

Khuyến khích sự cộng tác

Ảnh minh hoạ - Nguồn: Freepik

10. Tự hào về công ty

Nhân viên sẽ cảm thấy ý nghĩa, được truyền cảm hứng và tự hào khi làm việc ở một công ty có sản phẩm, dịch vụ tốt; mang đến giá trị thật sự cho khách hàng, đóng góp tích cực cho xã hội, có một danh tiếng tốt trên thị trường, là một trong những nơi có môi trường làm việc tốt được vinh danh....

Với những trải nghiệm của mình, PITO hy vọng rằng 10 cách truyền cảm hứng cho nhân viên trên đây sẽ giúp bạn trên hành trình xây dựng môi trường công sở tích cực - nơi nhiều nhân viên muốn lựa chọn và cống hiến.

Uyên Trinh

Tình thân và sự gắn kết con người nơi công sở là chủ đề luôn thu hút Uyên Trinh. Hơn kinh nghiệm 10 năm trên hành trình viết (viết báo, blog, PR, chấp bút sách...) và truyền thông thương hiệu doanh nghiệp, Uyên Trinh hy vọng những bài viết của mình sẽ mang đến cho độc giả góc nhìn mới với nhiều thông tin bổ ích.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}


Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]

Đăng ký nhận Newsletter từ PITO

>