Để vượt qua “hội chứng uể oải sau kỳ nghỉ dài” Thumbnail

Để vượt qua “hội chứng uể oải sau kỳ nghỉ dài”

Văn Tân
phút
25/04/2024
Văn Tân
phút
25/04/2024

Kỳ nghỉ dài 5 ngày dịp 30.4 và 1.5 sắp tới là thời gian để chúng ta đi du lịch, nghỉ ngơi, nạp năng lượng… Tuy nhiên, sau kỳ nghỉ dài, quay lại với guồng quay công việc, nhiều lúc chúng ta cảm thấy uể oải, khó tập trung. Đây là hội chứng chung và khá phổ biến với nhiều người.

Và bài viết này, PITO sẽ mang đến những gợi ý giúp dân văn phòng vượt qua “hội chứng uể oải sau kỳ nghỉ dài”, sớm “bắt nhịp” trở lại công việc.

Hội chứng “uể oải sau kỳ nghỉ dài” là gì?

“Uể oải sau kỳ nghỉ dài” (post-holiday anxiety) là tình trạng khá phổ biến hiện nay ở môi trường công sở. Sau các kỳ nghỉ dài như lễ Tết, 30/4… với sự xáo trộn về thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi khiến nhiều người mệt mỏi, mất tinh thần, không có hứng thú làm việc hay đầu óc vẫn còn “mắc kẹt” ở những cuộc vui chơi. Thông thường, hội chứng này có thể không kéo dài, song nó có thể gây ảnh hưởng đến kế hoạch công việc của bạn cũng như hiệu suất công việc chung.

Hội chứng “uể oải sau kỳ nghỉ dài”

Ảnh minh hoạ - Nguồn: Freepik

Vì sao hội chứng này lại phổ biến?

Theo TS Tâm lý học Eileen Kennedy-Moore, nguyên nhân chính của “post-holiday anxiety” là do sự giảm sút của dopamine và serotonin (hai loại hormone giúp con người cảm thấy dễ chịu). Niềm vui trong các chuyến đi hay kỳ nghỉ sẽ sản sinh ra chúng nhiều hơn, vậy nên khi kết thúc khoảng thời gian này và trở lại nhịp sống bình thường, mức dopamine và serotonin đột ngột giảm xuống dẫn đến tâm trạng “tụt mood” và suy sụp tinh thần.

Vì sao hội chứng này lại phổ biến?

Ảnh minh hoạ - Nguồn: Freepik

Đồng thời, cơ thể cũng trở nên bất thường do lệch múi giờ và nếp sinh hoạt. Lịch trình vui chơi, hoạt động bên ngoài xáo trộn khiến đồng hồ sinh học bị ảnh hưởng - lý do bạn luôn gà gật hay buồn ngủ. Cùng với đó là sự buông thả bản thân, thỏa sức vui chơi, ăn uống và tiêu xài. Để rồi những gì còn lại là năng lượng thiếu hụt, chiếc bụng không thoải mái và một chiếc “túi rỗng”. Chưa kể, sự thay đổi giữa thời tiết, mức độ hoạt động thể chất cũng góp phần gây ra hội chứng đặc biệt này.

Biểu hiện của hội chứng “uể oải sau kỳ nghỉ dài” 

Nhớ lại dịp nghỉ Tết Nguyên Đán vừa rồi, Võ Hoài Nam (nhân viên IT của một công ty start-up) cảm thấy bản thân cũng rơi vào tình trạng “post-holiday anxiety”.

“Trước ngày làm việc đầu tiên sau lễ mình rất hồi hộp, thậm chí mất ngủ vì tiếc nuối những cuộc sum họp, hội hè đồng thời luôn băn khoăn về các dự định chưa hoàn thành”, Nam nói.

Tương tự, Nguyễn Lâm Tuệ Nhi (25 tuổi, kế toán tại TP. HCM) cũng cảm thấy rất khó để vào guồng công sở trở lại. Mặc dù đã đi làm nhiều năm, song sau mỗi chuyến du lịch hay kỳ nghỉ kéo dài, Tuệ Nhi đều uể oải và không thể tập trung làm việc, ít nhất xảy ra cũng 3 ngày sau kỳ nghỉ dài. Bên cạnh vấn đề tinh thần, sức khỏe thể chất cũng có những thay đổi nhất định như khẩu vị ăn, cân nặng, giảm huyết áp…

Tinh thần và năng suất làm việc giảm sút sau khi nghỉ lễ

Ảnh minh hoạ - Nguồn: Freepik

Có thể tạm ngưng công việc và thư giãn là điều cần thiết, nhưng đối với một số người, suy nghĩ của họ khi quay trở lại môi trường công sở bận rộn là sự lo lắng về những gì đang chờ đợi mình như các dự án, khách hàng, đồng nghiệp hoặc các mối quan hệ. Tuy “post-holiday anxiety” không phải là rối loạn tâm lý lâm sàng, nhưng nó vẫn mang những biểu hiệu tương tự trầm cảm. Một số triệu chứng dưới đây thường xuất hiện sau những kỳ nghỉ dài:

  • Lo lắng, đầu óc trống rỗng, căng thẳng
  • Cảm thấy tiếc nuối và cô đơn
  • Khó ngủ, chán ăn
  • Khả năng tập trung giảm, không có hứng
  • Cơ thể uể oải, rã rời
  • Mất kết nối với nhịp sống công sở lẫn đồng nghiệp

Những cách để lên “dây cót” tinh thần trở lại

Trước hết, hãy kiên nhẫn và lắng nghe bản thân. Thông thường, chúng ta hay né tránh các vấn đề, điều này càng khiến cho hội chứng trở nên trầm trọng. Thoát khỏi “dư âm” của kỳ nghỉ dài và bắt nhịp công việc hiệu quả với những mẹo đơn giản dưới đây.

1. Sắp xếp một kế hoạch cụ thể

Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu kỳ nghỉ có thể giảm thiểu hội chứng “post-holiday anxiety”. Vui chơi như thế nào là đủ? Khi nào cần xem xét lại công việc dang dở? Làm gì trong khoảng thời gian tới? Khi đã có kế hoạch cụ thể, bạn cũng sẽ chủ động hơn và không còn lúng túng. Nên xen kẽ một số hoạt động yêu thích hay các buổi vui chơi, tụ tập... trong thời gian đầu sẽ đem lại cảm giác thú vị, tích cực và hạn chế tình trạng “sốc nhiệt” và chán nản khi quay về nhịp sống thường ngày.

Sắp xếp một kế hoạch cụ thể

Ảnh minh hoạ - Nguồn: Freepik

2. Duy trì thói quen tốt, chăm sóc sức khỏe

Kỳ nghỉ là thời điểm có thể “vô tư vô lo” thả lỏng bản thân: Ăn uống thoải mái, ngủ nhiều hơn… Tuy nhiên, đừng quên việc tập luyện thể dục thường xuyên cũng như tầm quan trọng của các chế độ ăn uống hợp lý. Những thói quen sống lành mạnh này chính là nền tảng cho cơ thể khỏe mạnh, đồng thời góp phần cải thiện tâm trạng. Hãy thiết lập chúng từ trước để có thể dễ dàng duy trì trong thời điểm đặc biệt.

Là một nhà sáng tạo nội dung, Bùi Như Ý (23 tuổi) luôn làm việc theo lịch trình, mục tiêu rõ ràng. “Mình luôn sắp xếp công việc cân bằng với các hoạt động thư giãn và nghỉ ngơi; có thể là dành thời gian nghe podcast, đọc sách, tập yoga. Vậy nên với kỳ nghỉ cũng vậy, đời sống sinh hoạt của mình ít có sự thay đổi đột ngột hơn nên cũng tránh được tình trạng ‘post-holiday anxiety’”, Như Ý bật mí.

3. Kết nối lại với đồng nghiệp, đối tác

Sau chuỗi ngày nghỉ dài, có thể tranh thủ trò chuyện với đồng nghiệp về vấn đề bên ngoài như các hoạt động, chuyến đi của họ để cùng thoải mái bắt đầu công việc. Một buổi happy hours nho nhỏ cũng là gợi ý lý tưởng hơn bao giờ để các thành viên kết nối. Cùng nhau ăn nhẹ và tham gia các trò chơi đố vui, boardgame, bốc thăm may mắn… Bạn cũng nên gửi lời hỏi thăm cho đối tác, khách hàng như một tín hiệu rằng đã sẵn sàng trở lại. Tuy đơn giản, nhưng điều này sẽ để lại thiện cảm, ấn tượng sâu sắc về chính bạn và doanh nghiệp.

Happy Hour cùng đồng nghiệp
Món ngon tại văn phòng

4. Chia nhỏ công việc kết hợp thư giãn tại công sở

Đừng quá áp lực về khối lượng công việc phải hoàn thành mà hãy chia nhỏ chúng ra và thực hiện từng nhiệm vụ một. Như vậy, tất cả đều được giải quyết từ từ và bạn sẽ không còn cảm thấy quá nặng nề, loay hoay. Song song với đó, thi thoảng hãy hít thở hay thực hiện một số bài tập đơn giản ngay tại văn phòng để giải tỏa căng thẳng.

Bài tập thể dục tại văn phòng

Những kỳ nghỉ chính là cơ hội tuyệt vời sum họp cùng gia đình, bạn bè cũng như cân bằng cuộc sống và tinh thần. Vậy thì cớ gì phải để “post-holiday anxiety” cản trở? Bình tĩnh nhìn nhận và có kế hoạch rõ ràng để hội chứng này không còn là vấn đề.

Văn Tân

Mỗi khi gặp bạn bè, người thân, Tân thường rủ mọi người đi ăn. Ăn uống từ lúc nào đã trở thành dịp lý tưởng để kéo mọi người xích lại gần nhau hơn.

Trong hành trình công việc tổ chức bài vở cho một tạp chí, Tân nhận ra giá trị của những câu chữ chỉn chu và chủ đề lý thú mang đến cho bạn đọc. Và thật kỳ diệu khi Tân có thể xâu chuỗi tất cả những điều đó tại PITO: thức ăn, sự gắn kết, những con chữ và các chủ đề mới mẻ mỗi ngày.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}


Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]

Đăng ký nhận Newsletter từ PITO

>