Tháng tự hào: Những việc nên và không nên trong xây dựng văn hóa "tôn trọng sự khác biệt" Thumbnail

Những việc Nên và Không nên trong xây dựng văn hóa tôn trọng sự khác biệt [Tải file PDF]

Tuyết Mai
phút
06/06/2024
Tuyết Mai
phút
06/06/2024

Ở thời điểm hiện tại, xã hội đã dần cởi mở, tôn trọng sự khác biệt với cộng đồng LGBT+. Minh chứng là những dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính đang được Quốc hội cho ý kiến, những chương trình trên sóng truyền hình về LGBT+ hay những sự kiện như Tháng tự hào LGBT (LGBT Pride Month) được đông đảo các tập đoàn, công ty trên thế giới cũng như Việt Nam ủng hộ và lan tỏa.

Thế nhưng, đâu đó vẫn còn những “định kiến giới”, xem cộng đồng LGBT+ là sự bất thường, là “bệnh”. Theo một nghiên cứu của UNDP năm 2019, 73% người LGBT+ Việt Nam báo cáo đã trải qua phân biệt đối xử tại nơi làm việc.

Báo chí từng dẫn báo cáo của tổ chức iSEE và VESS năm 2022 cho thấy ước lượng số người LGBT tại Việt Nam chiếm khoảng 9 - 11% tổng dân số. Vì vậy, họ vẫn là một trong những “mắc xích” quan trọng trong xã hội và lực lượng lao động. Những sự kiện cùng những con số này cho thấy sự cần thiết của các hành động nhằm tạo ra môi trường làm việc cởi mở, thân thiện, tôn trọng sự khác, để ai cũng được là chính mình.

Những tín hiệu tích cực trên thị trường lao động với cộng đồng LGBT+

Xu hướng ủng hộ và lan tỏa năng lượng tích cực về bình đẳng giới và LGBT+ đang phát triển mạnh mẽ ở cả Việt Nam và trên thế giới. Các doanh nghiệp ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo môi trường làm việc hòa nhập, tôn trọng và bình đẳng cho tất cả mọi người, bất kể giới tính hay xu hướng tính dục. Điều này thể hiện qua một số sự kiện, hoạt động như:

  • Nhiều chiến dịch truyền thông về LGBT+ được thực hiện bởi các công ty và tổ chức nhằm thúc đẩy sự bình đẳng và chống lại sự phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT+
  • Sự tham gia ngày càng tăng của các công ty vào các hoạt động LGBT+ như tài trợ cho các sự kiện LGBT+, hợp tác với các tổ chức LGBT+ và tham gia hưởng ứng và ủng hộ Pride Month - Tháng Tự hào LGBT. Mới đây, một số công ty lớn tại Việt Nam như Vinamilk, Ogilvy, HSBC, The Pizza Company… đã có những ấn phẩm truyền thông thú vị nhằm hưởng ứng Pride Month.
  • Các chiến dịch quảng cáo, sản phẩm ủng hộ và hưởng ứng tháng Tự hào LGBT+ cũng được đẩy mạnh. Khắp mọi nơi từ đường phố đến không gian mạng đều tràn ngập lục sắc cầu vồng rực rỡ.
  • Hãng mỹ phẩm thuần chay của Việt Nam - Cocoon đã cùng nữ rapper Suboi tôn vinh vẻ đẹp và giá trị của cộng đồng LGBTQ+ thông qua chiến dịch “Love Your Nature - Cứ tự nhiên đi! Dù đồng tính hay dị tính, có vẻ ngoài ra sao, con người đều xứng đáng được yêu thương và trân trọng. Chiến dịch này cũng được đông đảo các KOL nổi tiếng trong cộng đồng như Pháp Kiều, Dustin Phúc Nguyễn… cùng rất nhiều các bạn trẻ khác ủng hộ.
Suboi tôn vinh vẻ đẹp và giá trị của cộng đồng LGBTQ+
  • Lệnh cấm phân biệt đối xử của Bộ Lao động Hoa Kỳ (DOL) tạo ra nhằm kỳ vọng về một môi trường trong đó tất cả nhân viên và người nộp đơn xin việc tại DOL đều được đánh giá theo hiệu quả công việc thay vì theo xu hướng tính dục, bản dạng giới, biểu hiện hoặc tình trạng liên giới tính hoặc nhận thức của người khác về điều đó.
  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người LGBT+ phải đối mặt với mức độ phân biệt đối xử không cân xứng. Theo một nghiên cứu của Viện Williams về nhân viên khu vực công và tư nhân, hơn 45% nhân viên (cả LGBT và không phải LGBT) cho biết đã nghe thấy những nhận xét tiêu cực về LGBT tại nơi làm việc. Vì vậy, các chính sách chống phân biệt đối xử ngày càng được quan tâm triển khai.
  • Tại Việt Nam, KMPG thúc đẩy một môi trường làm việc tự do, tự tin thể hiện cá tính, văn phòng trang trí Tháng Tự Hào LGBTQ+ với bánh Cupcake ngọt ngào cho thấy những nổ lực thúc đẩy sự linh hoạt và đa dạng trong văn hóa làm việc.
KMPG mừng tháng tự hào với cupcake ngọt ngào

Xu hướng ủng hộ, cố gắng tạo ra một môi trường bình đẳng, tự tin là chính mình cho tất cả các nhân viên mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và cộng đồng LGBT+.

Đối với doanh nghiệp:

  • Tạo ra môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập có thể thu hút và giữ chân những nhân viên tài năng, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo.
  • Cải thiện hình ảnh công ty và tăng cường sự tin tưởng của khách hàng và đối tác. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp công ty xây dựng Employer Branding một cách hiệu quả.
  • Tăng cường trách nhiệm xã hội và đóng góp cho cộng đồng.

Đối với cộng đồng LGBT+:

  • Cải thiện cơ hội việc làm và thu nhập. Tự tin đóng góp công sức của bản thân cho doanh nghiệp, cho xã hội, từ đó phát triển bản thân hơn.
  • Thúc đẩy sự bình đẳng và chống lại sự phân biệt đối xử vì mỗi chúng ta đều là một màu sắc riêng biệt và ai cũng xứng đáng được tôn trọng.

Những việc nên làm và không nên khi thực hiện các hoạt động về LGBT+ tại nơi làm việc

Nên làm:

  • Tạo ra môi trường làm việc hòa nhập và tôn trọng: Đây là điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để ủng hộ LGBT+ tại nơi làm việc. Điều này có nghĩa là đảm bảo rằng tất cả mọi người, bất kể xu hướng tính dục hay bản dạng giới của họ, đều cảm thấy được chào đón, được tôn trọng và có cơ hội phát triển.
  • Tìm hiểu về LGBT+: Hãy dành thời gian để tìm hiểu về cộng đồng LGBT+, bao gồm lịch sử, văn hóa và những thách thức mà họ phải đối mặt. Việc hiểu biết này sẽ giúp bạn ủng hộ cộng đồng LGBT+ một cách hiệu quả và phù hợp.
  • Tham gia các hoạt động ủng hộ LGBT+: Có rất nhiều cách để bạn tham gia vào các hoạt động ủng hộ LGBT+ tại nơi làm việc. Bạn có thể tham gia nhóm tài nguyên cho nhân viên LGBT+, tình nguyện cho các tổ chức LGBT+ hoặc tham gia các sự kiện Pride.
  • Lên tiếng chống lại sự phân biệt đối xử: Nếu bạn chứng kiến sự phân biệt đối xử với người LGBT+, hãy lên tiếng và báo cáo cho người quản lý hoặc bộ phận nhân sự. Bạn cũng có thể hỗ trợ người bị phân biệt đối xử bằng cách lắng nghe họ và cung cấp sự hỗ trợ.
  • Làm gương cho người khác: Bằng cách thể hiện sự tôn trọng và hòa nhập với người LGBT+, bạn có thể khuyến khích những người khác làm theo. Hãy thể hiện sự tự tin vào bản thân và thoải mái khi là chính mình, bất kể xu hướng tính dục hay bản dạng giới của bạn.

Nên tránh:

  • Giả định về xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới của ai đó: Không nên đưa ra giả định về xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới của ai đó dựa trên ngoại hình, tên hoặc hành vi của họ.
  • Sử dụng ngôn ngữ xúc phạm hoặc phân biệt đối xử: Tránh sử dụng bất kỳ ngôn ngữ nào có thể xúc phạm hoặc phân biệt đối xử với người LGBT+. Hãy sử dụng ngôn ngữ tôn trọng và hòa nhập.
  • Bỏ qua hoặc không coi trọng những trải nghiệm của người LGBT+: Hãy lắng nghe cẩn thận khi người LGBT+ chia sẻ trải nghiệm của họ và tôn trọng những gì họ nói. Tránh phán xét hoặc đưa ra lời khuyên không mong muốn.
  • Cố gắng "chuyển đổi" người LGBT+: Không nên cố gắng thay đổi xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới của người khác. Hãy tôn trọng sự lựa chọn của họ và hỗ trợ họ sống thật với chính mình.
  • Chia sẻ thông tin cá nhân của người LGBT+ mà không có sự đồng ý của họ: Tôn trọng quyền riêng tư của người LGBT+ và không bao giờ chia sẻ thông tin cá nhân của họ mà không có sự đồng ý của họ. Đây là điều cơ bản và nên có với tất cả mọi người chứ không chỉ cộng đồng cờ lục sắc.

Mỗi cá nhân và tổ chức đều có thể đóng góp vào việc xây dựng môi trường làm việc hòa nhập và tôn trọng LGBT+. Cùng chung tay xây dựng môi trường làm việc hòa nhập và bình đẳng cho tất cả mọi người, bất kể xu hướng tính dục hay bản dạng giới của họ!

Tuyết Mai

Với hơn 5 năm kinh nghiệm là Copywriter, Tuyết Mai không chỉ coi việc viết về ẩm thực và đời sống văn phòng là công việc mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo không ngừng. Ở bất kì bài viết nào, Mai đều hướng đến việc chia sẻ những thông tin thực tế và thiết thực cho độc giả. Hy vọng thông qua PITO, Mai đã tạo ra những kết nối đặc biệt và giúp giải quyết bài toán về bữa ăn hằng ngày cho công ty của bạn.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}


Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]

Đăng ký nhận Newsletter từ PITO

>