Hoạt động gắn kết các thành viên trong gia đình

Ý tưởng tổ chức workshop mới lạ, độc đáo ngay tại văn phòng

Đông Hà
phút
27/12/2023
Đông Hà
phút
27/12/2023

Workshop thường được hiểu là một buổi hội thảo, trao đổi kiến thức và kỹ năng cho một ngành nghề hay đối tượng cụ thể. Các buổi workshop này có thể được chỉ dẫn bởi chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đang chia sẻ.

Đa dạng chủ đề và hình thức workshop

Thời lượng của workshop có thể kéo dài vài tiếng cho tới nhiều ngày, tuỳ vào quy mô và mục đích tổ chức. Nhìn chung sẽ có ba dạng workshop phổ biến:

  • Workshop chia sẻ kiến thức: Workshop có thể diễn ra với quy mô từ nhỏ đến lớn. Chuyên gia trong lĩnh vực chia sẻ về kiến thức họ tích lũy được.
  • Workshop đào tạo tại văn phòng: Cũng hướng đến chia sẻ kiến thức, nhưng kiến thức chuyên biệt hóa phù hợp với công ty hoặc từng phòng ban cụ thể. Thời gian đào tạo kéo dài nhiều ngày.
  • Workshop thực hành: Các hoạt động thực hành diễn ra ra song song với hoạt động đào tạo. Ngoài ra, workshop thực hành cũng bao gồm các workshop nghệ thuật như cắm hoa, làm gốm, vẽ tranh…
  • Workshop marketing: Diễn ra với mục đích quảng bá sản phẩm, dịch vụ mới.

Trong phạm vi bài viết này, PITO sẽ tập trung giới thiệu các workshop thực hành hay workshop nghệ thuật nhẹ nhàng, phù hợp tổ chức tại môi trường văn phòng, giúp gắn kết nhân viên.

1. Workshop làm gimbap

Một buổi workshop làm đồ ăn thường được kết hợp với các bữa tiệc văn phòng vì vừa thể hiện được tinh thần ẩm thực, vừa mang tính giải trí, thư giãn. Nhân viên cũng có thể thưởng thức món ăn mình vừa thực hiện.

Về đồ ăn, bạn có thể lựa chọn món ăn nào gần với tinh thần hoặc văn hoá của tổ chức. Như công ty NAVER, công ty công nghệ Hàn Quốc, khi tổ chức tiệc tại trụ sở NAVER Việt Nam đã lựa chọn món gimbap - đặc sản xứ kim chi. Công ty tổ chức workshop kết hợp với cuộc thi làm gimbap để nhân viên không chỉ được học hỏi thêm về văn hóa công ty mẹ mà còn giúp tăng tinh thần gắn kết đội nhóm. 

Đặc điểm của các hoạt động chế biến đồ ăn nằm ở sự đơn giản, nhanh gọn, với các nguyên liệu đã được chuẩn bị sẵn. Ví dụ, để hoàn thành một phần gimbap, nhân viên chỉ cần ghi nhớ nguyên liệu cần thiết như gạo dẻo, rong biển, rau củ, thanh cua, xúc xích… sau đó thực hành cách cuộn rong biển bằng mành tre.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, dụng cụ cần thiết. Việc cần làm duy nhất là kết hợp chúng vào với nhau sao cho đẹp mắt, gọn gàng.

Ngoài gimbap, một số món khác mà bạn có thể lựa chọn cho workshop là sushi, hamburger, bánh đặc trưng theo dịp (bánh Trung thu, bánh chưng, bánh ngọt...) 

Cuộc thi gimbap

Mang xe bia, tháp bia vào văn phòng, bộ phận tổ chức cần lưu ý:

2. Workshop trang trí bánh

Workshop trang trí bánh cũng thường được lựa chọn vì đơn giản, đề cao tính sáng tạo, và đặc biệt là phù hợp với mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi.

Trong các sự kiện văn phòng, đơn vị cung cấp tiệc sẽ chuẩn bị trước phần cốt bánh và kem trang trí. Nhân viên vận dụng sự sáng tạo của mình cùng một chút khéo léo là đã đủ để tạo ra những sản phẩm độc đáo.

Công ty PNJ, vào dịp Halloween, đã tổ chức workshop trang trí bánh. Mỗi nhân viên sẽ trang trí bánh bằng lớp kem icing trên phần cốt bánh đã được chuẩn bị trước. Một số nhân viên sau sự kiện đã đem tặng bánh cho nhau, vì thế càng giúp tăng gắn kết nội bộ.

Công ty Money Forward Vietnam gần đây cũng đã thực hiện một sự kiện tương tự nhân Ngày hội Gia đình Việt Nam. Công ty mời người thân của nhân viên (con cái, bố mẹ) đến tham dự tiệc Tea Break. Sau đó, cả nhà cùng nhau trang trí bánh bằng lớp kem whipping. Phần cốt bánh được chuẩn bị trước, còn lớp kem whipping đã được điều chỉnh độ ngọt phù hợp và pha sẵn màu. 

Khách tham dự hào hứng với Workshop trang trí bánh

3. Workshop tô tượng

Tô tượng vốn là trò chơi yêu thích của trẻ nhỏ, nhưng những năm gần đây lại trở thành một xu hướng của giới trẻ. Tô tượng thúc đẩy tính nghệ thuật, sáng tạo, thể hiện phong cách cá nhân. Đây có thể là một gợi ý phù hợp cho các công ty đang tìm kiếm một workshop nghệ thuật “lạ mà quen”.

Gần đây, Sky Mavis đã đem hoạt động này vào bữa tiệc văn phòng. Tô tượng là một phần của bữa tiệc Trung thu concept quay về tuổi thơ của Sky Mavis. Trong bữa tiệc này, nhân viên vừa được thưởng thức một bàn tiệc đậm màu ký ức, vừa được trải nghiệm hoạt động giải trí nhẹ nhàng.

Nhân viên không cần đặt nặng thành quả cuối cùng phải được phối màu thật đẹp, bởi điều quan trọng nhất là workshop tô tượng tạo ra không gian thoải mái trong môi trường làm việc, một cơ hội để tất cả mọi người được “detox” giữa giờ.

Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý khi tổ chức hoạt động này. Trong quá trình tô tượng, màu nước có thể văng ra sàn nhà hoặc vô tình dính vào quần áo. Vì thế người tổ chức sẽ cần lưu ý đơn vị cung cấp dịch vụ workshop đem theo một số vật dụng như tạp dề, giấy ướt, giấy lót sàn để dễ dàng vệ sinh; đồng thời thông báo cho nhân viên chuẩn bị trang phục phù hợp để thoải mái hoạt động trong suốt workshop.

4. Workshop vẽ “chữa lành”

Workshop vẽ “chữa lành” tập trung vào việc giải tỏa căng thẳng, tự ti và gỡ bỏ cảm xúc tiêu cực. Loại hình workshop này không chỉ đơn giản xoay quanh việc vẽ, mà thực tế là dùng hình vẽ, màu sắc như một phương tiện để kết nối với chính mình, tạo ra một “khoảng nghỉ” trong tâm trí.

Điểm độc đáo của workshop vẽ “chữa lành” nằm ở chủ đề bức vẽ. Người vẽ sẽ được yêu cầu một số chủ đề cụ thể liên quan trực tiếp đến bản thân họ. Ví dụ như vẽ ước mơ thuở bé, vẽ về một ký ức không thể quên, hay vẽ một điều họ cảm thấy biết ơn gần đây. Chủ đề có thể tự do rộng mở, nhưng quan trọng nhất là cần kết nối được với cảm xúc và trải nghiệm cá nhân của người vẽ.

Nếu thực hiện hoạt động vẽ “chữa lành” tại văn phòng, người tổ chức có thể tạo điều kiện để nhân viên giới thiệu, chia sẻ về tác phẩm của mình sau khi hoàn thiện. Điều này giúp nhân viên thấy gắn kết hơn với công ty và đồng nghiệp.

Workshop cuối năm

5. Workshop "tĩnh lặng"

Nếu muốn tổ chức một “series chữa lành”, thì bên cạnh hoạt động vẽ, người tổ chức có thể cân nhắc workshop thiền tại văn phòng. Đã có rất nhiều nghiên cứu về lợi ích của thiền với sức khỏe tinh thần như giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung cho người luyện tập.

Người hướng dẫn workshop nên là người có kiến thức sâu rộng về thiền, sức khỏe tinh thần, kỹ năng giao tiếp và truyền đạt thông tin tốt, đồng thời biết cách chọn lựa phương pháp thiền phù hợp với mục tiêu và nhu cầu nhân viên.

Ngoài ra, không gian và thời gian cũng rất quan trọng. Nếu được, người tổ chức nên tìm kiếm các không gian yên tĩnh, thoáng mát và nhiều ánh sáng tự nhiên. Thời gian thiền cũng cần sắp xếp để không ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống cá nhân của nhân viên.

Thiền tại văn phòng

Nguồn ảnh: Canva

6. Workshop chăm sóc cảm xúc tinh thần 

Kỹ năng quản lý cảm xúc và chăm sóc sức khỏe tinh thần đang ngày càng được đề cao trong nhiều doanh nghiệp. Để rèn luyện kỹ năng ứng phó với áp lực trong công việc, nhiều tổ chức đã bắt đầu thực hiện các buổi workshop chuyên về chăm sóc sức khỏe tâm lý. Bạn có thể tham khảo quy trình 4 bước của PITO:

  • Bước 1 - Xác định nội dung và phương pháp của workshop: Nội dung thuần lý thuyết hay hướng dẫn kỹ năng?
  • Bước 2 - Tìm kiếm diễn giả phù hợp: Những người có kiến thức chuyên môn về tâm lý, cảm xúc hay những diễn giả, người nổi tiếng đang được quan tâm?
  • Bước 3 - Thực hiện và điều phối workshop: Truyền đạt và tương tác theo phương pháp nào? Thảo luận, giảng dạy, chơi trò chơi, hay thực hành?
  • Bước 4 - Đánh giá, phản hồi và điều chỉnh.

7. Workshop nghệ thuật giao tiếp trên bàn ăn

Workshop này đặc biệt phù hợp nếu tổ chức kết hợp với các buổi tiệc ăn cao cấp, sang trọng tại công ty. Trong workshop “nghệ thuật giao tiếp trên bàn tiệc”, các thực khách sẽ được cung cấp kiến thức về văn hoá giao tiếp trên bàn ăn, từ những cử chỉ nên tránh trên bàn ăn cho đến nguyên tắc sử dụng các dụng cụ ăn uống. Sau đó họ sẽ trực tiếp thực hành.

Bạn đã bao giờ tự hỏi nền cầm ly rượu vang thế nào cho đúng? Hay đã phân biệt được dụng cụ ăn uống khác nhau? Bạn có vô tình có những cử chỉ gây mất thiện cảm ở đối phương. Workshop hướng dẫn kỹ năng giao tiếp trên bàn tiệc sẽ giúp nhân viên hiểu được những quy tắc ngầm đó, từ đó tự tin hơn khi tham dự các bữa tiệc sang trọng cùng đối tác, khách hàng. 

8. Workshop làm đèn lồng

Đèn lồng không chỉ là vật trang trí mà còn là nét văn hoá đặc biệt của người Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung. Đèn lồng đỏ được tin là có thể thu hút tài tài lộc, may mắn và xua đuổi vận rủi.

Workshop làm đèn lồng cũng có thể là một ý tưởng hay khi tổ chức tại văn phòng. Hoạt động này đòi hỏi tinh thần đội nhóm nhiều hơn những hoạt động trên. Đầu tiên, người tổ chức sẽ chia nhân viên vào các nhóm nhỏ, rồi phát cho họ những vật dụng cần thiết đã chuẩn bị từ trước đó như kéo, giấy, đan tre, kéo, bìa cứng.

Nếu không có chuyên gia hướng dẫn, bạn có thể cử ra 4-5 nhân viên học trước cách làm từ các video trên YouTube, sau đó nhóm người này sẽ hướng dẫn lại cho toàn bộ công ty.

Ngoài những workshop trên, bạn có thể cân nhắc thực hiện các workshop được thiết kế theo từng theo chủ đề hoặc từng dịp đặc biệt. Ví dụ như:

  • Tết Nguyên Đán: Workshop học viết thư pháp, workshop vẽ bao lì xì, gói bánh chưng bánh tét…
  • Tết Trung thu: Workshop làm đèn ông sao, workshop làm bánh trung thu...
  • Ngày Phụ nữ Việt Nam: Workshop làm quà tặng handmade, workshop học cắm hoa...
  • Giáng sinh: Workshop trang trí cây thông, workshop làm bánh khúc cây, workshop làm nến thơm...

Hy vọng, danh sách trên sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng đặc biệt cho các dịp lễ hội tới. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết về cách tổ chức workshop hay có bất kỳ ý tưởng gì đề xuất cho PITO, hãy để lại tin nhắn nhé.

Đông Hà

Đông Hà không chỉ định nghĩa ẩm thực là đồ ăn đơn thuần. Ẩm thực còn là phong cách, quan điểm, lòng kiên nhẫn và cả sự nối kết. Chúng ta cười, nói, gắn bó với nhau hơn nhiều thông qua mỗi bữa ăn, và khi ăn ngon, ta cũng tìm được hạnh phúc. Đó chính là giá trị tinh thần mà Đông Hà muốn lan tỏa.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}


Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]

Đăng ký nhận Newsletter từ PITO

>