Các hoạt động nên tổ chức cho nhân viên

Rủ nhân viên tham gia các hoạt động ý nghĩa vì cộng đồng

Tuyết Mai
phút
16/07/2024
Tuyết Mai
phút
16/07/2024

Bạn có biết rằng: 47% số người tiêu dùng Việt cho biết họ đã lựa chọn công ty có trách nhiệm với xã hội? Theo một khảo sát của Deloitte năm 2022, 39% người tiêu dùng quan tâm đến yếu tố bền vững và có tính tác động của thương hiệu khi mua sắm; 36% người tiêu dùng cho biết họ sẵn sàng chi trả cao hơn để mua sắm các sản phẩm, dịch vụ có cam kết về phát triển bền vững và thể hiện trách nhiệm.

Ngày nay, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) không chỉ là xu hướng mà còn là một yêu cầu thiết yếu để doanh nghiệp phát triển bền vững. Các hoạt động vì sức khỏe cộng đồng là một hoạt động được nhiều công ty lựa chọn bởi tính khả thi với doanh nghiệp cũng như nhân văn với cộng đồng.

Nếu bạn đang băn khoăn, chưa biết nên triển khai kế hoạch thực hiện các hoạt động vì sức khỏe, vì lợi ích cộng đồng cho năm nay thì đây là 4 gợi ý PITO dành cho bạn.

4 lợi ích khi doanh nghiệp triển khai các hoạt động vì sức khỏe cộng đồng

Trong thời đại hiện nay, vai trò của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tạo ra lợi nhuận mà còn rộng hơn là có trách nhiệm với cộng đồng xung quanh. Một trong những cách mà các doanh nghiệp có thể thể hiện cam kết, thực hiện nghĩa vụ trên là tổ chức các hoạt động vì sức khỏe cộng đồng. Đây là 4 lợi ích không ngờ khi doanh nghiệp triển khai các hoạt động đó:

1. Tăng mức độ gắn kết, thu hút và giữ chân nhân sự

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 82% người lao động Gen Z coi CSR là một yếu tố quan trọng khi quyết định chọn công ty tiếp theo của họ. Theo Cone Communications, câu chuyện tương tự xảy ra với thế hệ Millennials, với 82% xem xét các hoạt động CSR khi quyết định chọn nơi làm việc và 70% trong số đó sẵn sàng giảm 30% lương để làm việc cho một công ty có giá trị xã hội.Tham gia các hoạt động sức khỏe cộng đồng cùng nhau giúp nhân viên gắn kết hơn, thúc đẩy tinh thần làm việc và tạo ra một môi trường làm việc tích cực, hiệu quả. Khi nhân viên cảm thấy được doanh nghiệp quan tâm đến sức khỏe và hạnh phúc của họ, họ sẽ có động lực làm việc tốt hơn và gắn bó với công ty lâu dài hơn.

2. Góp phần xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh

Sức khỏe cộng đồng là nền tảng cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Khi doanh nghiệp tổ chức các hoạt động sức khỏe cộng đồng, họ sẽ góp phần xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh và phát triển bền vững. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và cộng đồng trong dài hạn.

3. Tăng doanh thu, nâng cao hình ảnh và uy tín thương hiệu

Theo Project ROI, các công ty đầu tư vào mục đích xã hội có giá trị thị trường cao hơn 6% và tạo ra doanh thu nhiều hơn 20% so với các công ty không đầu tư vào mục đích xã hội. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp quan tâm đến sức khỏe cộng đồng, họ sẽ được đánh giá cao về trách nhiệm xã hội, từ đó tạo dựng hình ảnh thương hiệu uy tín và thu hút sự tin tưởng của khách hàng, đối tác và cộng đồng, ứng viên tiềm năng.

4. Thể hiện cam kết với trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Việc tổ chức các hoạt động sức khỏe cộng đồng là một cách để doanh nghiệp thể hiện cam kết với trách nhiệm xã hội của mình. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế trên thị trường và thu hút được nhiều nhà đầu tư tiềm năng.

Top 11 hoạt động vì sức khỏe cộng đồng các công ty có thể tham khảo để tổ chức

1. Chương trình hiến máu nhân đạo

Tham gia hiến máu nhân đạo là một hành động không mới nhưng rất thiết thực và ý nghĩa để chia sẻ yêu thương, cứu sống người bệnh và góp phần xây dựng cộng đồng khỏe mạnh. Phối hợp Hội chữ thập đỏ để tổ chức các chương trình hiến máu nhân đạo trong công ty không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng mà còn giúp nâng cao hình ảnh và gắn kết nhân viên. Hằng ngày, các bệnh viện ở khu vực 11 tỉnh vùng Tây Nam Bộ luôn trong tình trạng thiếu máu, các kho máu liên tục cạn kiệt dẫn đến rất nhiều khó khăn trong y tế. Thấu hiểu được tầm quan trọng của những giọt máu quý giá, rất nhiều công ty đã phối với Hội chữ Thập đỏ để tổ chức hoạt động hiến máu trong tập thể nhân viên.

Tuy nhiên, để thu hút sự tham gia và tạo ấn tượng lâu dài, các chương trình này cần được tổ chức một cách sáng tạo và không nhàm chán. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn:

  • Lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng:
    - Xác định mục tiêu cụ thể của chương trình, chẳng hạn như: nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc hiến máu nhân đạo, tăng số lượng người tham gia hiến máu, hay hỗ trợ cho một bệnh viện hoặc tổ chức y tế cụ thể.
    - Lựa chọn thời điểm tổ chức chương trình phù hợp với lịch trình của công ty và nhân viên.
    - Hợp tác với các tổ chức y tế uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho chương trình.
    - Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, vật tư y tế cần thiết.
    - Tuyển chọn nhân sự phụ trách tổ chức và hỗ trợ chương trình.
  • Tạo dựng bầu không khí vui vẻ và thu hút:
    - Trang trí địa điểm tổ chức chương trình với màu sắc tươi sáng, bắt mắt.
    - Phát nhạc sôi động và tổ chức các trò chơi vui nhộn để thu hút sự tham gia của nhân viên.
    - Cung cấp các dịch vụ miễn phí như: kiểm tra sức khỏe, tư vấn y tế, tiệc Tea Break tiếp sức nhân viên...
    - Tạo dựng bầu không khí thân thiện và cởi mở để khuyến khích mọi người tham gia hiến máu.
  • Truyền thông hiệu quả và thu hút sự tham gia
    - Sử dụng đa dạng các kênh truyền thông như: email, website, mạng xã hội, bảng tin nội bộ... để quảng bá chương trình.
    - Gửi thông tin chi tiết về chương trình đến từng nhân viên và khuyến khích họ tham gia.
    - Tổ chức các cuộc thi, minigame trên mạng xã hội để thu hút sự chú ý và tăng lượng người tham gia.
    - Khuyến khích nhân viên chia sẻ hình ảnh và trải nghiệm của họ khi tham gia hiến máu trên mạng xã hội….
    - Đăng hình ảnh nhân viên tham gia hoạt động hiến máu lên các kênh truyền thông của công ty.
  • Tôn vinh và khích lệ những người tham gia:
    - Trao tặng giấy chứng nhận hiến máu nhân đạo cho tất cả những người tham gia.
    - Chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng về những người đã được cứu sống nhờ hiến máu nhân đạo.
    - Tạo dựng văn hóa hiến máu nhân đạo trong công ty và khuyến khích nhân viên tham gia hiến máu định kỳ.

Để hưởng ứng Ngày Quốc tế Người hiến máu 14/6 hàng năm, nhiều công ty đã lựa chọn dịp này là cơ hội để tổ chức hoạt động ý nghĩa này, có thể kể đến như: Công ty Cổ phần PVI, Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Dược phẩm PQA…

Tham gia hiến máu nhân đạo

Nguồn: Viện Huyết học

Các cộng sự vui vẻ tham gia hiến máu

Nguồn: Viện Huyết học

2. Tổ chức tập Yoga gây quỹ

Yoga là một hoạt động thể chất và tinh thần tuyệt vời, thu hút nhiều người tham gia ở mọi lứa tuổi. Do đó, tổ chức hoạt động tập yoga gây quỹ là một ý tưởng sáng tạo và hiệu quả để các công ty có thể thể hiện trách nhiệm xã hội thông qua các hoạt động vì sức khỏe. Ngày quốc tế Yoga 21/6 hàng năm cũng là cơ hội tuyệt vời để các công ty, công đoàn tổ chức sự kiện này. Dưới đây là một số bước hướng dẫn chi tiết để tổ chức hoạt động yoga gây quỹ thành công:

  • Lên kế hoạch và xác định mục tiêu:
    - Xác định mục tiêu cụ thể cho hoạt động yoga gây quỹ, ví dụ như: hỗ trợ một tổ chức từ thiện cụ thể như trẻ em, người già, người khuyết tật; nâng cao nhận thức về một vấn đề xã hội…
    - Lựa chọn tổ chức từ thiện uy tín và phù hợp với mục tiêu của hoạt động.
    - Xác định số lượng người tham gia dự kiến và ngân sách cho hoạt động.
    - Lên kế hoạch chi tiết cho hoạt động, bao gồm: thời gian, địa điểm, chương trình hoạt động, trang thiết bị cần thiết, nhân sự phụ trách...
  • Tìm kiếm địa điểm và giáo viên yoga:
    - Tìm kiếm địa điểm phù hợp để tổ chức hoạt động yoga, có thể là tại công ty, phòng tập yoga hoặc một địa điểm ngoài trời.
    - Tìm kiếm giáo viên yoga uy tín và có kinh nghiệm giảng dạy cho các đối tượng khác nhau.
    - Hợp tác với giáo viên yoga để xây dựng chương trình yoga phù hợp với mục tiêu và đối tượng tham gia của hoạt động.
  • Truyền thông và quảng bá:
    - Sử dụng đa dạng các kênh truyền thông như: email, website, mạng xã hội, bảng tin nội bộ... để quảng bá hoạt động yoga gây quỹ.
    - Tạo poster và banner bắt mắt để thu hút sự chú ý của mọi người.
    - Gửi thông tin chi tiết về hoạt động đến từng nhân viên và khuyến khích họ tham gia.
  • Thu hút sự tham gia và gây quỹ:
    - Kêu gọi các nhà tài trợ hỗ trợ cho hoạt động yoga gây quỹ.
    - Bán vé tham gia hoạt động yoga với mức giá phù hợp.
    - Sử dụng các công cụ trực tuyến để thu hút sự ủng hộ và quyên góp từ xa.
    - Khuyến khích người tham gia chia sẻ hình ảnh và trải nghiệm của họ trên mạng xã hội.
  • Tổ chức hoạt động yoga và tổng kết:
    - Đảm bảo an toàn cho người tham gia trong suốt hoạt động yoga.
    - Tạo dựng bầu không khí vui vẻ và thoải mái để mọi người có thể tận hưởng hoạt động yoga.
    - Biểu dương và cảm ơn những người tham gia và nhà tài trợ.
    - Tổng kết số tiền gây quỹ được và trao cho tổ chức từ thiện.
    - Chia sẻ kết quả của hoạt động yoga gây quỹ trên các kênh truyền thông.

3. Tham gia các chiến dịch bảo vệ động vật

Ngày nay, việc bảo vệ động vật đang ngày càng được quan tâm và chú trọng. Doanh nghiệp có thể thể hiện trách nhiệm xã hội và xây dựng hình ảnh tích cực trong cộng đồng bằng cách tổ chức các chương trình bảo vệ động vật. Bên cạnh đó, có thể lồng ghép vào vỏ bao bì các sản phẩm hoặc trích doanh thu từ dịch vụ công ty đang kinh doanh. Hiện nay, một số công ty tổ chức các chiến dịch này có sự lan tỏa như: The Cocoon.

Cocoon tham gia bảo vệ cứu trợ động vật

Nguồn: Cocoon Việt Nam

Dưới đây là một số gợi ý để tổ chức chương trình bảo vệ động vật hiệu quả:

  • Xác định mục tiêu và đối tượng tham gia:
    Xác định rõ mục tiêu của chương trình, ví dụ như: nâng cao nhận thức về bảo vệ động vật, hỗ trợ các tổ chức cứu hộ động vật, hay xây dựng môi trường sống tốt hơn cho động vật.
  • Lựa chọn hoạt động phù hợp:
    - Có nhiều hoạt động bảo vệ động vật mà doanh nghiệp có thể tổ chức, bao gồm: Tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ động vật; Hỗ trợ các tổ chức cứu hộ động vật bằng cách cung cấp tài chính, vật tư, hoặc nhân lực; - Tổ chức các hoạt động gây quỹ cho các tổ chức bảo vệ động vật; Tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường sống cho động vật; Tổ chức các buổi khám sức khỏe, triệt sản miễn phí cho chó mèo cơ nhỡ; Hỗ trợ các chương trình nhận nuôi động vật…
  • Lập kế hoạch chi tiết:
    Sau khi lựa chọn hoạt động phù hợp, hãy lập kế hoạch chi tiết cho chương trình, bao gồm:
    - Thời gian và địa điểm tổ chức.
    - Kinh phí dự kiến.
    - Nhân sự phụ trách.
    - Các hoạt động cụ thể sẽ được thực hiện.
    - Kế hoạch truyền thông và quảng bá.
  • Hợp tác với các tổ chức uy tín:
    - Hợp tác với các tổ chức bảo vệ động vật uy tín để được hỗ trợ về chuyên môn và kinh nghiệm tổ chức chương trình.
    - Hợp tác với các phương tiện truyền thông để quảng bá chương trình đến cộng đồng.
  • Truyền thông hiệu quả:
    - Sử dụng đa dạng các kênh truyền thông như: website, mạng xã hội, email, bảng tin nội bộ... để quảng bá chương trình.
    - Gửi thông tin chi tiết về chương trình đến từng nhân viên và khuyến khích họ tham gia.
    - Liên hệ với các phương tiện truyền thông địa phương để đưa tin về hoạt động.
    - Sử dụng các KOLs (người ảnh hưởng) để quảng bá chương trình trên mạng xã hội.

4. Chạy bộ gây quỹ

“Chạy bộ gây quỹ” có lẽ là từ khóa “hot” trên mạng gần đây cũng như là một sự kiện quen thuộc mỗi cuối tuần trên các đường phố lớn của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… Giải chạy bộ gây quỹ là một hoạt động ý nghĩa, thiết thực và dễ thực hiện để các công ty vừa thể hiện được trách nhiệm xã hội, vừa tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất của nhân viên.

Chạy bộ gây quỹ cùng công ty

Nguồn: Tạp chí Tài chính

Để tổ chức một sự kiện giải chạy bộ gây quỹ mà không nhàm chán cho nhân viên, bạn có thể áp dụng một số ý tưởng sáng tạo và mang tính thú vị sau:

  • Chủ đề độc đáo: Chọn một chủ đề độc đáo và thú vị cho sự kiện, ví dụ như "Chạy bộ vì môi trường xanh", "Chạy bộ vì sức khỏe tinh thần", hoặc "Chạy bộ vì trẻ em mồ côi". Chủ đề này sẽ giúp làm nổi bật sự kiện và tạo ra sự kết nối mạnh mẽ với mục tiêu gây quỹ.
  • Hoạt động phụ: Ngoài việc chạy bộ, bạn có thể tổ chức các hoạt động phụ đa dạng như các trò chơi nhóm, buổi biểu diễn âm nhạc, gian hàng ẩm thực, hoặc buổi triển lãm nghệ thuật. Điều này sẽ tạo ra một không gian vui vẻ và sôi động cho các nhân viên tham gia sau khi hoàn thành quãng đường chạy của họ.
  • Thưởng cho các thành tích đặc biệt: Tạo ra các giải thưởng đặc biệt cho những người hoàn thành quãng đường chạy nhanh nhất, những người có trang phục độc đáo nhất, hoặc những người gây quỹ nhiều nhất. Điều này sẽ tạo động lực và khen ngợi những nỗ lực của các nhân viên.
  • Đồng hành với nghệ sĩ hoặc người nổi tiếng: Mời các nghệ sĩ địa phương hoặc người nổi tiếng tham gia sự kiện và tạo ra sự thu hút đặc biệt. Họ có thể tham gia chạy cùng nhân viên, chụp ảnh, hoặc thậm chí biểu diễn trước và sau sự kiện.
  • Tạo trải nghiệm thú vị: Sử dụng công nghệ và các ứng dụng để tạo ra trải nghiệm tương tác và thú vị cho người tham gia, bao gồm việc theo dõi và chia sẻ kết quả trên mạng xã hội, tạo ra các bộ lọc hình ảnh độc đáo, hoặc cung cấp các trò chơi trực tuyến liên quan đến sự kiện.

Bằng cách kết hợp những ý tưởng trên, bạn có thể tạo ra một sự kiện giải chạy bộ gây quỹ sôi động và không nhàm chán cho nhân viên, đồng thời giúp tăng cường tinh thần đoàn kết và hỗ trợ mục tiêu gây quỹ của doanh nghiệp.

5. Cống hiến 1 ngày làm việc vì môi trường

Trong bối cảnh doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến phát triển bền vững, các hoạt động cộng đồng vì môi trường trong công ty không còn là phong trào nhất thời, mà đã trở thành một phần trong văn hóa doanh nghiệp hiện đại. Một trong những cách làm ý nghĩa và thiết thực được nhiều công ty áp dụng là sáng kiến “cống hiến một ngày làm việc vì môi trường”.

Ý tưởng này đã được công ty L’Oréal và toàn bộ nhân viên thực hiện trong ngày Ngày Cộng đồng L’Oréal lần thứ 15 năm 2024. Trong sự kiện này, hàng trăm nhân viên của L’Oréal Việt Nam đã cùng nhau cống hiến một ngày làm việc để tham gia trực tiếp vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Kết quả, họ đã góp phần phủ xanh 5 ha rừng Cần Giờ lá phổi xanh của thành phố và phục hồi hệ sinh thái cho 5 ha rừng Cát Tiên, một trong những khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Việt Nam.

Không chỉ mang lại tác động tích cực cho môi trường, chương trình còn tạo ra sự kết nối giữa con người và thiên nhiên, giữa cá nhân và tập thể. Một giờ làm việc tưởng chừng nhỏ bé, nhưng khi cộng lại, đó chính là sức mạnh tập thể vì một tương lai xanh và bền vững hơn.

Ngày Cộng đồng L’Oréal lần thứ 15 năm 2024

Nguồn: Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

6. Nấu ăn cho trẻ em vùng cao

Hoạt động nấu ăn cho trẻ em vùng cao là một trong những chương trình cộng đồng đầy ý nghĩa được nhiều doanh nghiệp lựa chọn triển khai trong những năm gần đây. Với mục tiêu mang đến những bữa ăn dinh dưỡng và ấm áp cho học sinh ở các vùng khó khăn, chương trình không chỉ giúp cải thiện điều kiện học tập mà còn lan tỏa giá trị nhân văn sâu sắc trong cộng đồng.

Trẻ em ở các vùng cao, vùng sâu vùng xa vẫn đang đối mặt với điều kiện học tập và dinh dưỡng thiếu thốn. Doanh nghiệp có thể lên kế hoạch tổ chức các chuyến thiện nguyện, trong đó nhân viên tự tay chuẩn bị và nấu các bữa ăn dinh dưỡng cho học sinh tại các điểm trường khó khăn. Đây là một hoạt động không chỉ mang tính nhân văn mà còn tạo điều kiện để nhân viên trải nghiệm, thấu hiểu và chia sẻ từ đó tăng cường sự gắn bó và tinh thần đồng đội.

Ngoài hoạt động nấu ăn, doanh nghiệp có thể kết hợp trao tặng áo ấm, sách vở, đồ dùng học tập hoặc tổ chức các trò chơi tập thể, giao lưu văn nghệ cùng các em nhỏ. Đây là những giá trị lan tỏa mà không một chiến dịch marketing nào có thể thay thế được. Hơn hết, đó là cách để doanh nghiệp thể hiện bản sắc, niềm tin và cam kết đồng hành cùng cộng đồng.

Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm một hoạt động ý nghĩa, dễ triển khai và tạo được tác động tích cực, thì chương trình nấu ăn cho trẻ em vùng cao chính là một lựa chọn đáng cân nhắc. Không cần ngân sách quá lớn, chỉ cần sự chân thành và tổ chức bài bản, đây sẽ là một dấu ấn đẹp trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp.

7. Khám bệnh lưu động miễn phí cho trẻ em khó khăn

Trong hành trình phát triển bền vững, ngày càng nhiều doanh nghiệp và bệnh viện đã lựa chọn đồng hành cùng cộng đồng thông qua các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ em nghèo, đặc biệt tại các địa phương còn nhiều khó khăn. Một trong những mô hình được đánh giá cao về tính thiết thực và nhân văn là chương trình khám bệnh lưu động miễn phí cho trẻ em tại vùng sâu, vùng xa.

Với sự chung tay của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế và tình nguyện viên, chương trình mang đến các dịch vụ khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra thị lực, dinh dưỡng, răng miệng và tư vấn y tế trực tiếp cho trẻ em. Những trường hợp đặc biệt sẽ được giới thiệu điều trị chuyên sâu tại các bệnh viện liên kết, giúp trẻ có cơ hội tiếp cận y tế hiện đại – điều mà ở địa phương các em thường khó có điều kiện tiếp cận.

Không dừng lại ở hoạt động khám bệnh, chương trình còn phát thuốc, tặng vitamin, sữa, kem đánh răng, sổ khám sức khỏe và các phần quà ý nghĩa nhằm nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ và gia đình. Đây là cách doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội một cách thiết thực, đồng thời tạo sự gắn kết giữa nội bộ nhân viên với những giá trị vì cộng đồng.

Hoạt động khám bệnh cho trẻ em nghèo không chỉ mang lại lợi ích sức khỏe, mà còn là cách gieo hy vọng cho tương lai. Khi doanh nghiệp và bệnh viện cùng chung tay, sức mạnh lan tỏa sẽ tạo nên những đổi thay tích cực lâu dài, đặc biệt tại những nơi đang cần sự quan tâm nhất.

8. Các dự án vệ sinh môi trường

Trong xu hướng phát triển bền vững, ngày càng nhiều doanh nghiệp chọn thực hiện các dự án vệ sinh môi trường như một phần trách nhiệm xã hội (CSR). Không chỉ giúp cải thiện điều kiện sống tại địa phương, những hoạt động này còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và tạo ra giá trị lan tỏa trong cộng đồng.

Một ví dụ điển hình là dự án cải tạo vệ sinh tại An Giang và Điện Biên do Kao hợp tác với UNICEF triển khai. Dự án này tập trung vào việc nâng cao nhận thức vệ sinh cho người dân vùng khó khăn, đặc biệt là trẻ em – những nhân tố quan trọng có thể mang kiến thức vệ sinh lan rộng đến từng hộ gia đình. Đây là mô hình CSR có tính dài hạn, không chỉ tác động đến môi trường sống mà còn thay đổi hành vi, thói quen của cả cộng đồng.

Doanh nghiệp ở mọi quy mô đều có thể áp dụng các mô hình tương tự, từ việc tổ chức “Ngày Chủ Nhật Xanh” để thu gom rác, xây dựng “Văn phòng xanh”, cho đến phối hợp với địa phương triển khai các chương trình vệ sinh trường học. Những hành động tuy nhỏ nhưng nếu được thực hiện đều đặn sẽ tạo nên tác động lớn và bền vững.

Dự án cộng đồng về vệ sinh của KAO

Nguồn: Website Kao

9. Dự án trị liệu tâm lý

Bên cạnh các hoạt động thiện nguyện truyền thống, ngày càng nhiều doanh nghiệp đang chuyển hướng sang các dự án có chiều sâu, tập trung vào sức khỏe tinh thần và phúc lợi xã hội. Một ví dụ tiêu biểu là dự án "Vườn Yên" (The Garden of Peace) do Liberty Insurance khởi xướng, nhằm xây dựng một cơ sở trị liệu tâm lý chuyên sâu dành cho trẻ em đang trải qua chấn thương tâm lý nghiêm trọng.

Dự án không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ về cơ sở vật chất mà còn tạo ra một không gian chữa lành – nơi trẻ em có thể an toàn thể hiện cảm xúc, phục hồi tinh thần, từ đó từng bước tái hòa nhập với cộng đồng. Đây là hướng đi mang tính nhân văn cao, thể hiện sự cam kết lâu dài của doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững của xã hội, đặc biệt trong bối cảnh sức khỏe tinh thần ngày càng được quan tâm sau đại dịch.

Dựa trên mô hình này, các doanh nghiệp có thể xây dựng các không gian phục hồi tâm lý cho nhóm yếu thế như trẻ em bị bạo hành, người khuyết tật, hoặc phụ nữ bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình. Ngoài ra, tổ chức các chương trình giáo dục cảm xúc, hội thảo về sức khỏe tâm thần hoặc hợp tác với chuyên gia tâm lý cũng là những hướng CSR đầy tiềm năng.

Những sáng kiến như "Vườn Yên" cho thấy CSR không chỉ là hỗ trợ tài chính hay quyên góp, mà còn có thể là việc tạo ra giá trị tinh thần sâu sắc, góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh và nhân ái hơn – nơi doanh nghiệp đóng vai trò là cầu nối giữa phát triển kinh tế và phát triển con người.

10. Dự án phát triển sản phẩm nông nghiệp

Trong những năm gần đây, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) không còn dừng lại ở các hoạt động từ thiện ngắn hạn mà đang mở rộng sang các mô hình tạo giá trị lâu dài, mang tính bền vững. Một ví dụ tiêu biểu là dự án cộng đồng “Tôn vinh nông sản Việt” do FoodMap phối hợp cùng Shopee và Shopee Food triển khai từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2023. Dự án hướng đến ba mục tiêu chính: bảo tồn cây ăn trái bản địa lâu năm, hỗ trợ nông hộ đạt tiêu chuẩn VietGAP, và kết nối nông sản với người tiêu dùng qua nền tảng thương mại điện tử.

Thông qua việc hỗ trợ nhà vườn tại các tỉnh như Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bắc Giang… dự án không chỉ nâng cao chất lượng nông sản mà còn giúp người nông dân cải thiện sinh kế, ổn định đầu ra và từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng hiện đại. Đây là một hình mẫu cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm mô hình CSR mang tính tác động xã hội sâu sắc, lâu dài, đồng thời phù hợp với định hướng phát triển xanh và bền vững.

Không chỉ giới hạn trong ngành nông nghiệp, nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau hoàn toàn có thể áp dụng mô hình này. Các công ty AgriTech (như startup công nghệ canh tác thông minh, truy xuất nguồn gốc) có thể hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và xây dựng hệ thống quản lý nông trại. Các chuỗi siêu thị, nhà bán lẻ (như WinMart, Bách Hóa Xanh, Central Retail…) có thể tham gia vào khâu đầu ra, đưa sản phẩm VietGAP đến người tiêu dùng. Doanh nghiệp F&B, chuỗi cà phê – nhà hàng cũng có thể “kể chuyện nông sản” thông qua nguồn nguyên liệu địa phương chất lượng.

Bên cạnh đó, các công ty trong lĩnh vực du lịch sinh thái, bất động sản nông nghiệp, hoặc các doanh nghiệp định hướng phát triển cộng đồng như ngân hàng, bảo hiểm, năng lượng xanh… cũng có thể lồng ghép mô hình này vào chiến lược CSR của mình. Tùy theo quy mô và ngành nghề, mỗi doanh nghiệp đều có thể chọn một vai trò phù hợp trong chuỗi giá trị từ hỗ trợ kỹ thuật, tài trợ thiết bị, marketing sản phẩm, đến cung cấp nền tảng kết nối thị trường.

Rõ ràng, những sáng kiến như “Tôn vinh nông sản Việt” không chỉ góp phần gìn giữ giống cây bản địa và nâng cao chất lượng nông sản Việt, mà còn mở ra hướng đi mới cho các doanh nghiệp thực hiện CSR một cách hiệu quả, nhân văn và bền vững. Đó không còn là trách nhiệm đơn thuần, mà là sự đầu tư vào cộng đồng nơi doanh nghiệp và người nông dân cùng phát triển lâu dài.

11. Dự án sức khỏe dành cho cộng đồng LGBT+ độ tuổi thanh thiếu niên

Dự án cho cộng đồn thanh thiếu niên LGBT+

Trong bối cảnh sức khỏe cộng đồng ngày càng được doanh nghiệp chú trọng trong chiến lược phát triển bền vững (CSR), nhóm thanh thiếu niên LGBT nổi lên là đối tượng cần được hỗ trợ đặc biệt, nhất là về giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng ngừa HIV. Đây là nhóm dễ bị bỏ sót trong các chương trình chăm sóc sức khỏe phổ quát, đồng thời chịu nhiều rào cản xã hội khi tiếp cận dịch vụ y tế thân thiện và không kỳ thị.

Theo số liệu cập nhật, Việt Nam hiện có khoảng 200.000 người nhiễm HIV, với gần 11.000 trường hợp phát hiện mới trong năm 2021. Trong số ca mắc mới, 84% là nam giới, chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn, độ tuổi từ 16–29 và 30–39, và đường lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang có xu hướng tăng mạnh, từ 6,7% năm 2014 lên tới 13,3% năm 2020. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về các dự án chăm sóc sức khỏe hướng đến nhóm thanh thiếu niên LGBT.

Các doanh nghiệp có thể xây dựng dự án CSR tập trung vào việc hỗ trợ thanh thiếu niên LGBT tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục về sức khỏe sinh sản và tình dục an toàn. Ví dụ, tổ chức các ngày hội xét nghiệm HIV miễn phí và thân thiện, phát bộ kit phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục, hỗ trợ thuốc dự phòng PrEP hoặc phối hợp với chuyên gia tổ chức các buổi workshop nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm lý và giới tính cho nhóm trẻ. Việc kết hợp triển khai tại trường học, trung tâm cộng đồng hoặc qua nền tảng trực tuyến giúp mở rộng phạm vi tiếp cận hiệu quả.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể đồng hành với các tổ chức phi chính phủ, trung tâm y tế để đào tạo đội ngũ tư vấn viên y tế không kỳ thị, xây dựng kênh tư vấn qua hotline hoặc chatbot miễn phí và sản xuất tài liệu truyền thông đa phương tiện nhằm lan tỏa kiến thức và kỹ năng phòng tránh bệnh đến cộng đồng LGBT trẻ tuổi. Đây là cách tiếp cận toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm thiểu tác động của HIV trong nhóm có nguy cơ cao.

Việc triển khai các dự án như vậy không chỉ thể hiện sự đồng hành và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mà còn giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu thân thiện, đa dạng và bao trùm, phù hợp với xu hướng tiêu dùng của thế hệ trẻ hiện nay những người rất quan tâm đến các giá trị xã hội và nhân văn.

Qua những hoạt động này, doanh nghiệp không chỉ tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với cộng đồng mà còn củng cố lòng tin từ khách hàng, đối tác và nhân viên. Hơn nữa, việc thúc đẩy sức khỏe và phúc lợi cho cộng đồng cũng là một cách hiệu quả để xây dựng một môi trường kinh doanh tích cực và bền vững. Hãy cùng nhau lan tỏa niềm đam mê và tạo ra những ảnh hưởng tích cực với những hoạt động sức khỏe vì cộng đồng của doanh nghiệp bạn!

Tuyết Mai

Với hơn 5 năm kinh nghiệm là Copywriter, Tuyết Mai không chỉ coi việc viết về ẩm thực và đời sống văn phòng là công việc mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo không ngừng. Ở bất kì bài viết nào, Mai đều hướng đến việc chia sẻ những thông tin thực tế và thiết thực cho độc giả. Hy vọng thông qua PITO, Mai đã tạo ra những kết nối đặc biệt và giúp giải quyết bài toán về bữa ăn hằng ngày cho công ty của bạn.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}


Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]

Đăng ký nhận Newsletter từ PITO

>